Các doanh nghiệp xuất khẩu công nghiệp nhiều tín hiệu vui

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu công nghiệp đã có đơn hàng cho năm 2025, điều này tạo đà sản xuất cho giai đoạn tiếp theo càng thêm nhộn nhịp.
Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, công nghiệp Doanh nghiệp công nghiệp ‘sáng đèn’ xuyên Tết Phấn đấu chỉ số công nghiệp tăng trưởng 9,5% năm 2025

Đủ đơn hàng hết quý I

Theo Bộ Công Thương, tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Dệt may là mặt hàng có kim ngạch cao nhất với 398 triệu USD
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đủ đơn hàng đến hết quý I/2025, đặc biệt có những đơn vị có đơn hàng đến tháng 5/2025.

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê cho thấy, trong tháng 1/2025 có 7 nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Trong đó, lĩnh vực ngành hàng công nghiệp như dệt may đứng thứ 4 với 3,189 tỉ USD; da giày đứng thứ 5 với 1,89 tỉ USD. Đáng chú ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu công nghiệp đã đủ đơn hàng hết quý I/2025 và các đối tác vẫn tiếp tục đặt hàng với số lượng khả quan hơn năm trước.

Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp thành viên đã có đủ đơn hàng đến hết quý I/2025, đặc biệt có những đơn vị có đơn hàng đến tháng 5/2025.

Đơn cử như Công ty May 10, năm ngoái đã đạt doanh thu xuất khẩu trên 4.700 tỷ đồng. Năm nay để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 10%, doanh nghiệp đã phải chuẩn bị kế hoạch mở rộng sản xuất và tuyển dụng ngay từ đầu năm.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: "Năm 2025, đơn vị có nhu cầu cần tuyển từ 3.000 đến 5.000 lao động cho các nhà máy tại Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình và ngay tại Hà Nội, để tăng lực lượng sản xuất, đảm bảo đơn hàng đã ký kết, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 2 con số".

Hay như phân bón Cà Mau đã khai Xuân xuất khẩu 100.000 tấn urê thời điểm trong nước thấp vụ. Đây là “điểm sáng” ấn tượng mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau. Với chiến lược kinh doanh linh hoạt, công ty không chỉ cân đối cung-cầu trong nước, mà tại những giai đoạn thấp vụ như hiện nay, doanh nghiệp còn nhanh nhạy tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau cũng đã đàm phán thành công 5 tàu hàng với tổng khối lượng hơn 100.000 tấn urê, trong đó 2 tàu đi Australia - thị trường phân bón được nhận định khó tính thế giới với khối lượng hơn 30.000 tấn.

Với khí thế xuất khẩu đầu năm, ông Đặng Trần Thuỳ - Tổng giám đốc công ty cổ phần đúc kim loại Kyoyo Việt Nam cho biết: "Nếu như trước đây khách hàng chỉ đặt vài trăm thi tiết một lần trên một đơn hàng thì năm nay có những đơn hàng trên nghìn và có những đơn hàng vài trăm nghìn sản phẩm. Với thị trường Mỹ, công ty đã có hai đơn vị đã đặt hàng trước Tết để chúng tôi sẵn sàng sản xuất sau kỳ nghỉ Tết".

Các doanh nghiệp công nghiệp cho biết, đặc thù của ngành khi xuất khẩu là trọng lượng các chi tiết công nghiệp lớn, chi phí logistics sang các thị trường xa như Mỹ, châu Âu cao nên việc tối ưu hoá thời gian và chi phí thông quan sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu của họ trong năm nay.

Mở rộng xuất khẩu và thích nghi với những quy định mới

Đối với lĩnh vực ngành dệt may, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bên cạnh các khách hàng truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, khối CPTPP (các nước trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), các nước ASEAN… hàng dệt may Việt Nam cũng đã khai thác những thị trường mới như châu Phi, Trung Đông…

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận, trong ngắn hạn, từ nay đến hết quý II/2025, ghi nhận thực tế, những tháng đầu nhiều doanh nghiệp dệt may xuất khẩu có đơn hàng giao đến hết tháng 5, 6. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cân nhắc lựa chọn đối tác, thậm chí không dám giao xa vì sợ giá bán tăng cao so với hợp đồng đã ký.

Hay như đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, bà Trương Thị Chí Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, ngoài cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước những thách thức từ yêu cầu mới của thị trường, đặc biệt là yêu cầu về vật liệu đầu vào phải được tái chế. Trong khi nhựa, thép tái chế ở Việt Nam kém cạnh tranh so với Trung Quốc, vì không thu hồi được nhựa từ dân sinh và công nghiệp để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp tái chế nhựa.

Hiệp hội mong muốn các thương vụ nước ngoài chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tại những thị trường phát triển, nước đang phát triển hoặc tương đồng trình độ Việt Nam đã làm tốt vấn đề này để xuất khẩu”, bà Bình kiến nghị.

Bà Bình cho biết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có khả năng sản xuất đa dạng các mặt hàng để xuất khẩu, như: Linh kiện xe máy, xe đạp; các sản phẩm liên quan đến tủ điện, hệ thống tự động hóa; nhựa; cao su; các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa, cao su; quạt gió, tua bin gió... Do đó, các doanh nghiệp rất cần thương vụ hỗ trợ thông tin, kết nối để mở rộng thị trường.

Về phía Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng nêu giải pháp, để tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất - tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quan trọng là các hiệp hội, ngành hàng cần tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm tìm kiếm các đơn hàng và khách hàng mới.
Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.
Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Với quy mô gần 250 gian hàng, Vietnam AutoExpo 2025 tạo đòn bẩy giao thương cho doanh nghiệp ngành giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến, tham vấn chính sách của Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm, rơi khỏi ngưỡng tăng trưởng sau một tháng phục hồi.
Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?

Tin cùng chuyên mục

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Theo Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Mobile VerionPhiên bản di động