Các địa phương miền Trung: Đảm bảo an toàn hồ đập trước mùa mưa bão |
Theo đó, tại tỉnh Quảng Nam trong 24 giờ qua, các địa phương trong tỉnh đã có mưa to, có nơi mưa rất to; dự báo trong vài ngày tới các địa phương tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất nhất là tại các địa phương miền núi. Hiện nay mực nước trên các sông đang lên, có khả năng xuất hiện một đợt lũ (với đỉnh lũ cụ thể như sau: trên sông Vu Gia ở mức trên báo động báo động 2, trên sông Thu Bồn ở mức báo động 1, trên sông Tam Kỳ ở mức báo động 1). Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, trong những ngày tới, thiên tai còn diễn biến phức tạp.
Nước lũ chia cắt tại nhiều khu vực miền núi |
Để tập trung ứng phó mưa lũ và tình hình thời tiết nguy hiểm trên biển, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát thực hiện nghiêm một số nhiệm.
Cụ thể, tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến của mưa lũ, tình hình thời tiết nguy hiểm trên biển để kịp thời tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”. Chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong Phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục rà soát các khu vực không đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, nơi dễ sạt lở đất, trên các sông, suối, hồ chứa nước; kiên quyết di dời, sơ tán người dân, phương tiện, tài sản tại những nơi nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng của ngập sâu, sạt lở, lũ quét. Đồng thời, rà soát phương án, công tác đảm bảo an toàn hồ đập.
Theo tin dự báo từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 10 đến ngày 16/10, khu vực đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục có mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mưa lũ làm ngăn cách đường đi lại tại huyện Đakrong tỉnh Quảng Trị |
Để chủ động ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công điện đề nghị các đơn vị liên quan yêu cầu thông báo cho chủ tàu và thuyền trưởng các phương tiện tàu, thuyền biết về diễn biến xấu của thời tiết trên biển để chủ động phòng tránh. Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, bao gồm tàu bãi ngang ven biển, đầm phá.
Ngoài ra, rà soát phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, các khu vực trọng điểm cửa sông, ven biển, ven sông, suối, ngập úng đô thị nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; Gia cố đảm bảo an toàn cho các khu nuôi thủy sản, các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển; Có phương án bảo vệ vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi đảm an toàn; Có phương án bảo vệ diện tích hoa màu chưa thu hoạch xong
Tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), mưa lớn cũng khiến nhiều đập tràn tại xã A Dơi, Ba Tầng bị ngập sâu, gây chia cắt giao thông.Nước dâng cao khiến 346 hộ với 1.611 người ở thôn Tân Đi 2, Ra Ró, A Vao (xã A Vao) bị chia cắt, cô lập. Số vùng bị cô lập sẽ tăng cao nếu mưa lớn vẫn tiếp diễn ở khu vực này.
Mưa lớn cũng khiến các tràn tại huyện Hướng Hóa bị ngập sâu, khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt. Như các cầu tràn trên địa bàn A Dơi và Ba Tầng nước ngập sâu khiến giao thông không thể qua lại.
Mưa lớn cũng khiến các tràn tại huyện Hướng Hóa bị ngập sâu, khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt. Như các cầu tràn trên địa bàn A Dơi và Ba Tầng nước ngập sâu khiến giao thông không thể qua lại. |
Ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, tối hôm qua (9/10) và sáng nay (10/10) có mưa lớn trên địa bàn dẫn đến một số cầu tràn bị ngập sâu 40 - 50 cm. Chính quyền địa phương cùng với lực lượng chức năng sẽ bố trí lực lượng túc trực tại các đập tràn để hướng dẫn người dân không qua lại vào thời điểm nước dâng cao, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho người dân.
Tại tỉnh Quảng Bình, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đang tăng cường triển khai lực lượng để nắm tình hình, phối hợp với địa phương ứng phó mưa lũ đang xảy ra phức tạp trên địa bàn. Nhiều khu vực miền núi Quảng Bình hiện nước sông suối dâng cao, đã gây ngập sâu, chia cắt cục bộ, khiến người, phương tiện các loại không thể lưu thông.
Cụ thể, tại địa bàn Cha Lo (huyện Minh Hóa), mực nước ngầm Ka Ai, Ka Định mực nước dâng lên từ 1 - 1,2m gây chia cắt cục bộ bản Hà Nôông, Tà Rà và 1 phần bản Ka Ai.
Tại địa bàn Cà Roòng, nước các suối dâng cao, chia cắt đường vào 2 bản Nồng cũ và Nồng mới; địa bàn Đồn Làng Mô nước sông suối bắt đầu dâng cao, đường vào các bản P Ioãng, Zìn Zìn, Dốc Mây, Trung Sơn bị ngập không qua lại được.
Hiện Quảng Bình đang triển khai các tổ công tác, tăng cường các địa bàn để nắm tình hình, phối hợp với địa phương ứng phó mưa lũ. Đồng thời, bố trí lực lượng chốt chặn, hướng dẫn người dân qua lại đảm bảo an toàn tại các vị trí ngập sâu.