Các địa phương miền Trung: Đảm bảo an toàn hồ đập trước mùa mưa bão

Quảng Bình và Quảng Trị là hai địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, do đó công tác đảm bảo an toàn hồ đập luôn được chú trọng.
Đảm bảo vận hành điều tiết các hồ chứa trong mùa lũ năm 2022 Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đề nghị địa phương tăng cường giám sát hồ đập, ứng phó động đất

Nhiều hồ chứa hư hỏng, xuống cấp

Mùa mưa bão ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị thường diễn ra từ tháng 9-12 hàng năm, đây cũng là thời điểm địa phương tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập.

Quảng Trị hiện có 131 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế gần 423 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho 25.000ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra tỉnh còn có 221 đập dâng các loại.

Đến đầu tháng 9/2022, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã kết thúc đợt tưới vụ Hè Thu 2022; lượng nước ở các hồ còn khoảng trên 46% so với dung tích thiết kế.

Tồn tại hiện nay là nhiều hồ đập đã và đang bị xuống cấp do xây dựng từ lâu nên có nguy cơ mất an toàn, nhất là khi có mưa bão. Để khắc phục, tỉnh đã ưu tiên dành nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để nâng cấp, sửa chữa hồ đập.

Điển hình là giai đoạn 2018-2022, tỉnh tập trung nguồn lực sửa chữa đập tràn xả lũ Nam Thạch Hãn. Công trình này được xây dựng từ năm 1978, bị sụt lún vào tháng 10/2017 do mưa lũ.

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Quảng Bình, nhiều hồ, đập chứa nước do địa phương quản lý có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ 2022. Qua kiểm tra 153 hồ chứa, đập trên địa bàn, hiện có 49 hồ chứa không tích nước do bị hư hỏng, nguy cơ mất an toàn rất cao.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi và 32 đập dâng. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

Các địa phương miền Trung: Đảm bảo an toàn hồ đập trước mùa mưa bão
Hồ Thanh Sơn- xã Thái Thuỷ (Quảng Bình)

Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa mưa bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra 153 hồ chứa, đập trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 49 hồ chứa không tích nước do bị hư hỏng và có nguy cơ sự cố mất an toàn cao và hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế trong đó có hồ Dạ Lam (xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy).

Các hạng mục công trình bị hư hỏng: Đối với đập có 30 cái bị thấm nước, 26 cái bị biến dạng mái đập, 3 cái bị nứt thân đập; đối với tràn xả lũ có 21 cái nứt và hư hỏng, trong đó hư hỏng nặng 6 cái hư hỏng nặng. Số lượng tràn được đánh giá thiếu khả năng xả lũ là 5 cái; đối với hạng mục cống lấy nước, hư hỏng thân cống là 26 cái, hư hỏng cửa van là 9 cái.

Ưu tiên nguồn vốn sửa chữa hồ đập

Theo đó, trong năm 2022 tỉnh Quảng Trị ưu tiên dành nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để nâng cấp, sửa chữa các hồ đập do xây dựng lâu năm nên đang bị xuống cấp, gây nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Tỉnh này đã đầu tư 100 tỷ đồng để sửa chữa công trình, chia làm 3 giai đoạn; trong đó, giai đoạn 1 và 2 đã thực hiện từ năm 2018-2020 với tổng vốn đầu tư 57 tỷ đồng, giai đoạn 3 từ năm 2021-2022 vốn đầu tư 43 tỷ đồng.

Giai đoạn 2019-2022, từ nguồn vốn vay 214 tỷ đồng của Ngân hàng Thế giới (WB) tỉnh đã và đang đầu tư nâng cấp, sửa chữa 12 hồ đập gồm Kinh Môn, Đập Hoi ở huyện Gio Linh; Khe Muồng ở huyện Hải Lăng; Hồ Km6 ở thành phố Đông Hà; Cổ Kiềng 2, Hồ Trằm, Khe Ná, Khóm 2, Dục Đức ở huyện Vĩnh Linh; Khóm 7 và Tân Vĩnh ở huyện Hướng Hóa; Đá Cựa ở huyện Cam Lộ.

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh triển khai tốt công tác xây dựng phương án đảm bảo an toàn hệ thống hồ đập.

Đặc biệt là chỉ đạo công tác vận hành hồ chứa, đảm bảo hài hòa giữa việc tích đủ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và an toàn công trình trong mùa mưa bão; phối hợp với các địa phương, đơn vị kiểm tra hiện trạng công trình hồ đập nhằm đánh giá tổng thể khả năng thích ứng, chống chịu thiên tai.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cũng đã yêu cầu các đơn vị quản lý hồ đập rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai, quy trình vận hành; lập phương án phối hợp với các địa phương và lực lượng khác để chủ động triển khai ứng phó khi có thiên tai, sự cố xảy ra.Các chủ hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm quy định về vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Tại tỉnh Quảng Bình, hiện tại các hồ chứa được Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn hồ đập (WB8) và công trình đập dâng Rào Nan do Trung ương hỗ trợ đã được triển khai đầu tư xây dựng; một số đập, hồ chứa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn khác đang thực hiện đảm bảo yêu cầu, tiến độ vượt lũ, không có nguy cơ mất an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ tới.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, hiện tại, UBND cấp huyện giao cho UBND cấp xã và các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý khai thác 121 hồ chứa và 189 đập dâng. Các hồ, đập do địa phương quản lý chưa được các cấp chính quyền bàn giao cho các tổ chức quản lý đích thực, các hồ đập không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa, hơn nữa cán bộ quản lý hồ không có trình độ chuyên môn nên những nội dung quy định của Nghị định 114/2018/NĐ-CP thực hiện không đầy đủ.

Tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập đến hiện tại chỉ có Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý thực hiện cơ bản đầy đủ theo quy định (32/32 hồ chứa). Do điều kiện nguồn vốn khó khăn, các chủ đập chủ yếu tập trung lập quy trình vận hành cho các hồ chứa lớn có tràn xả sâu. Toàn tỉnh có 7 hồ có cửa van, trong đó 6/7 hồ đã có quy trình vận hành được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo ông Trần Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý, quan trắc, thông tin liên lạc, vật tư, vật liệu tại chỗ chuẩn bị cho việc ứng cứu công trình của các hồ chứa địa phương quản lý không có, hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, vận hành.

Ngoài ra, một số địa phương, đơn vị, tổ chức lập các dự án đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa nâng cấp các công trình hồ, đập nhỏ thường do các Phòng, ban hoặc UBND xã làm chủ đầu tư là những đơn vị không đủ năng lực chuyên ngành trong quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; các tổ chức tư vấn lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công do các chủ đầu tư thuê không đáp ứng về chất lượng dẫn đến các công trình được đầu tư xây dựng chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng cũng như hiệu quả đầu tư chưa cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, xử lý kịp thời các hư hỏng phát sinh.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động