Chủ nhật 11/05/2025 15:11

Cà phê Việt sẽ khó cạnh tranh tại Algeria

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Algeria. Tuy nhiên, do chưa có hiệp định thương mại với nước này, cà phê Việt Nam vẫn chịu nhiều rào cản.
Algeria là quốc gia không trồng cà phê nên phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Hàng năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá 300 triệu USD. Cà phê được nhập dưới dạng thô, nhân xanh và được chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria. Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria với trên 85%. Những nước cung cấp cà phê chính cho Algeria là Việt Nam, Bờ biển Ngà, Indonesia, Brazil, Italia và Uganda.

Từ nhiều năm qua, cà phê vẫn luôn là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam sang Algeria. Thị phần cà phê của Việt Nam tại thị trường này thường duy trì ở mức cao nhất, chiếm trên 50%. Năm 2018, xuất khẩu cà phê nhân xanh của nước ta sang thị trường này lên tới 74.120 tấn, kim ngạch đạt 99,68 triệu USD, chiếm tới 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria. Năm 2021, xuất khẩu cà phê sang Algeria đạt 56.545 tấn, giảm 6,8% về số lượng song kim ngạch đạt 99,68 triệu USD, tăng 6,3%. Trong cơ cấu xuất khẩu sang Algeria, cà phê vẫn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 65% tổng giá trị xuất khẩu.

Đại diện của thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, nước này chưa phải là thành viên của WTO nên thuế nhập khẩu khá cao. Hàng rào thuế quan của Algeria vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt. Thuế nhập khẩu trung bình 30%, thuế VAT 19%, thuế đoàn kết 2%, chưa kể nhiều mặt hàng chịu thuế tiêu thụ nội địa 30% và thuế phòng vệ bổ sung với tỷ suất từ 30 - 100%. Nhằm giảm thâm hụt thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước, chủ trương của chính phủ Algeria trong mấy năm gần đây là hạn chế nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu…

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Algeria, đây vẫn là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta vào thị trường này. Ngoài cà phê xô, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, hòa tan có giá trị gia tăng cao hơn.

Về lâu dài, với việc FTA lục địa châu Phi được thực thi, cà phê Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Bờ biển Ngà, Uganda, Ethiopia, Tanzania và Madagascar do cà phê của những nước này được ưu đãi thuê
Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'