Cà Mau: Nhân rộng 105 mô hình “Tự hào dùng hàng Việt”
Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam 27/07/2023 17:52 Theo dõi Congthuong.vn trên
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt Khởi động Tuần lễ “Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam” |
Thông tin từ Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau, trong 6 tháng đầu năm nay Cuộc vận động tiếp tục được triển khai đồng bộ, sâu rộng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các sở, ngành, địa phương, đơn vị phối hợp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá thương hiệu các sản phẩm hàng Việt, giúp hàng Việt từng bước tiếp cận được người tiêu dùng. Từng cấp, từng ngành đã có chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể triển khai Cuộc vận động nên đã thu hút được sự quan tâm, đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
Cụ thể, thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và đại bộ phận người dân trong tỉnh được nâng lên; doanh nghiệp quan tâm phát triển thị trường tại địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; tích cực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả Cuộc vận động trên phạm vi toàn tỉnh. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất.
Về phía cơ quan chức năng đã thực hiện rà soát, hướng dẫn 62 sản phẩm/44 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2023. Trên cơ sở rà soát của các địa phương, hiện có 25 sản phẩm/16 chủ thể đăng ký tham gia nâng hạng năm 2023 từ 03 sao lên 04 sao.
Đáng chú ý, tỉnh đã nhân rộng 105 mô hình “Tự hào dùng hàng Việt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Ban công tác Mặt trận ấp, khóm chủ trì xây dựng… Tiêu biểu có thể kể tới mô hình “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt” được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 4, thành phố Cà Mau khởi xướng từ năm 2019. Ðến nay, mô hình đã thành lập được 5 “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt” trên địa bàn 5 khóm, với trên 120 hộ dân tham gia.
![]() |
Mô hình “Tuyến dân cư tự hào hàng Việt” được nhân rộng và tạo lan tỏa. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau |
Với mô hình này, Mặt trận phường sẽ tiến hành khảo sát trong các khu dân cư, sau đó thông qua chi uỷ, chi bộ xây dựng kế hoạch cụ thể, mời bà con đến tham gia xây dựng đóng góp ý kiến, cuối cùng là ký cam kết với hộ dân, ưu tiên sử dụng hàng Việt trong sinh hoạt gia đình.
Theo bà Mã Kim Tuyến - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 4, từ khi thành lập mô hình đến nay, người dân ủng hộ rất nhiệt tình, đặc biệt là trên địa bàn phường vốn có lợi thế khi gần các trung tâm mua sắm, siêu thị, kênh tạp hoá bán lẻ nên càng tạo điều kiện cho người dân lựa chọn mua sắm hàng Việt.
Đáng mừng hơn, sau thời gian triển khai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường 4 tiến hành khảo sát về tình trạng và mức độ hài lòng tại các khu dân cư. Theo đó, đa phần hộ dân đều nhận thức đúng đắn hơn về chất lượng hàng hoá, sản phẩm trong nước, không chỉ vậy, giá cả cũng là điều mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.
Với những kết quả trong nửa đầu năm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau cho biết, 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động trong tình hình mới và Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với Cuộc vận động. Song song đó, hỗ trợ, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nội địa và tăng cường các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp với các địa phương; hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức hội chợ triển lãm thương mại; tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Longform | Khi “hạt gạo làng ta” trở thành sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Yên Sơn

Thái Nguyên: Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Thái Nguyên tổ chức Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch 2023

Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”
Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2023

Hà Nội: 150 sản phẩm, dịch vụ đạt bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023

Đa dạng sản phẩm OCOP tại hội chợ lễ hội chùa Keo Thái Bình 2023

Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Đặc sản OCOP bán qua livestream TikTok thu về hơn 100 tỷ đồng trong vòng 6 tháng

Gia Lai: Đưa hàng Việt về miền núi huyện Mang Yang

Khai trương Điểm bán hàng Việt Nam tại Lạng Sơn và Phú Thọ

Thanh Hóa: Trưng bày 200 gian hàng các sản phẩm về nông sản, thực phẩm an toàn của 7 tỉnh, thành phố

Nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thái Nguyên: Đưa hàng Việt về miền núi xã Phú Lương

Đưa hàng Việt về miền núi Thái Nguyên: Lan toả hàng Việt về vùng khó khăn

Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trong tình hình mới tại tỉnh An Giang

Đưa hàng Việt về miền núi tại xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, Hà Giang

Kho giao hàng Đồng Hới: Nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Giải pháp nào xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP ngành cà phê?
