Thứ hai 28/04/2025 16:54

Cà Mau mời 42 tỉnh, thành phố tham dự Festival tôm Cà Mau

Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 dự kiến diễn ra vào tháng 12/2023 với quy mô 400 gian hàng.

Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn mời 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia gian hàng trưng bày, triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP tại Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 với chủ đề “Nâng tầm tôm Việt - Cùng phát triển sản phẩm OCOP”.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Cà Mau, Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13-16/12/2023.

Chuỗi sự kiện này gồm các hoạt động phong phú, đa dạng như: Phiên khai mạc; hoạt động triển lãm, kết nối thương mại ngành tôm, các sản phẩm OCOP; hoạt động ẩm thực; diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và các hội nghị, hội thảo có liên quan; các hoạt động trải nghiệm văn hóa, vui chơi giải trí và tham quan du lịch.

Chuỗi sự kiện dự kiến có quy mô khoảng 400 gian hàng - sẽ là điều kiện quảng bá những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh và năng lực cạnh tranh ngành tôm Cà Mau đến với các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế; tạo cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cà Mau là địa phương đứng đầu cả nước về diện tích nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm. Đáng chú ý, nhiều vùng nuôi tôm của Cà Mau đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản có thiết bị, công nghệ đạt chuẩn quốc tế. Đến nay, các sản phẩm thủy sản của Cà Mau đã có mặt ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu thủy sản chiếm 82%, riêng mặt hàng tôm chiếm 72% (gần 1 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (chiếm 23,3% cả nước).

Mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu và yêu cầu của người tiêu dùng, song Cà Mau quyết tâm xây dựng các vùng nuôi tôm theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản xuất, phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế.

Cà Mau cũng mong muốn liên kết chặt chẽ với các cộng đồng doanh nghiệp liên quan xây dựng liên kết chuỗi ngành tôm từ cung ứng đầu vào đến phân phối sản phẩm đầu ra. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR, chip NFC, công nghệ blockchain...) truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản...

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương