Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với kim ngạch hai chiều năm 2022 đạt 6,78 tỷ USD, tăng 6,6% so với mức năm 2021.
Longform | Thương mại, đầu tư: Nền tảng và động lực quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN

Nhiều tiềm năng hợp tác

Nhận định về tiềm năng hợp tác kinh tế song phương Việt Nam và Brazil, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Brazil tại Việt Nam Marco Farani cho rằng, cán cân thương mại giữa hai nước vào khoảng 6,78 tỷ USD; tuy vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng to lớn cần được khai phá trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng xanh và quốc phòng. Brazil là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đứng thứ 9 hoặc thứ 10 trên thế giới về quy mô nền kinh tế.

Đại sứ Marco Farani cho rằng, sự hiện diện của hàng xuất khẩu của Brazil sang các nước Đông Nam Á có thể được minh chứng bằng tăng trưởng thương mại giữa Brazil với khu vực (từ 15,1 tỷ USD đã tăng lên 28,9 tỷ USD).

Chỉ trong nửa đầu năm 2022, thương mại của Brazil với ASEAN đã tăng 91%, đạt 17 tỷ USD. Đại sứ Marco Farani cho biết, Brazil lạc quan về sự tăng trưởng và năng động của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể trở thành nước có thu nhập trung bình trong 10 năm tới. Mặt khác, Brazil có hơn 220 triệu dân, giàu tài nguyên thiên nhiên và cũng có nền nông nghiệp phát triển vượt bậc; vì vậy, rất nhiều lĩnh vực hai nước có thể hợp tác cùng nhau.

Khu vực Mỹ Latinh - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt
Khu vực Mỹ Latinh - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với kim ngạch hai chiều năm 2022 đạt 6,78 tỷ USD, tăng 6,6% so với mức năm 2021. Đánh giá tiềm năng hợp tác kinh tế song phương trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực đang được quan tâm hiện nay như năng lượng tái tạo, khoa học - công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số... Đại sứ Việt Nam tại Brazil Phạm Thị Kim Hoa cho rằng: "Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Brazil rất to lớn".

Brazil hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, Brazil cũng là nền kinh tế lớn nhất ở khu vực này và luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong các tổ chức hợp tác và liên kết vùng. Brazil đồng thời là thành viên của nhóm G20, BRICS và MECOSUR.

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Brazil lâu nay rất tốt đẹp và liên tục phát triển, cho dù vẫn chưa được như mong muốn và tương xứng với tiềm năng của cả hai bên - Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa nhận định và chỉ ra, ở các lĩnh vực như chống biến đổi khí hậu, phát triển nguồn năng lượng mới, chuyển đổi số, đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực, hội nhập và an ninh khu vực, tăng trưởng bền vững và bình đẳng trong quan hệ quốc tế... đều là những lĩnh vực mà sự tương đồng quan điểm giữa hai bên rất sâu rộng.

Theo Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa, Việt Nam và Brazil khai thác những tiềm năng này sẽ có lợi to lớn và thiết thực đối với cả hai nước.

Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa nhận định, đối với Việt Nam, Brazil là đối tác quan trọng số 1 ở khu vực Nam Mỹ. Với diện tích lớn thứ 5 trên thế giới và 211 triệu dân, Brazil thực sự là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam. "Brazil cũng là cửa ngõ để Việt Nam đi vào các thị trường khu vực Mỹ Latinh, cũng giống như Việt Nam là cánh cửa để Brazil vào ASEAN và các nước châu Á. Việt Nam đang tiến tới đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhóm các nước ở Mỹ Latinh và sự ủng hộ của Brazil rất quan trọng trong quá trình đàm phán" - Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa cho hay.

Thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa cho rằng, khoảng cách xa xôi về địa lý là một nhân tố tác động bất lợi tới việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ; bên cạnh đó, doanh nghiệp hai bên còn gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ, lệch múi giờ cũng làm các doanh nghiệp khó khăn trong trao đổi, tiếp xúc...

Do đó, để giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn và vượt qua hạn chế, bà Hoa cho rằng, Chính phủ hai nước cần có những biện pháp chính sách hậu thuẫn thiết thực, tạo dựng những khuôn khổ, diễn đàn để giới doanh nghiệp hai nước thường xuyên gặp gỡ và bàn thảo trực tiếp với nhau.

Cùng với đó, hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, phối hợp tổ chức những sự kiện định kỳ để tăng cường giới thiệu, quảng bá về nhau, làm "bà đỡ" cho những dự án hợp tác mới. Bên cạnh đó, Chính phủ hai nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho giới doanh nghiệp vươn xa.

Kỳ vọng về triển vọng hợp tác giữa hai nước ở cả cấp độ song phương và đa phương trong thời gian tới, Đại sứ Brazil tại Việt Nam nhận định, Việt Nam và Brazil có nhiều triển vọng hợp tác về thương mại, du lịch, nông nghiệp, năng lượng và giáo dục.

"Hai nước Việt Nam và Brazil cùng có chung những khát vọng và đều là những nước đi đầu và có tầm quan trọng đặc biệt trong khu vực. Vì vậy, điều rất quan trọng là hai Nhà Lãnh đạo của Việt Nam - Brazil gặp nhau và bắt đầu đối thoại với những vấn đề này" - Ngài Marco Farani nhấn mạnh và thông tin, trên phạm vi quốc tế, Brazil vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur). Với vai trò mới này, Brazil sẽ nỗ lực tăng cường đối thoại nội khối, nhằm mở rộng thương mại tự do giữa các thị trường khu vực. Hiệp định thương mại tự do giữa Mercosur và Việt Nam là mục tiêu của cả hai bên.

Bên cạnh đó, theo Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa, trong khuôn khổ chuyến thăm Brazil lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil sẽ được tổ chức tại bang Sao Paulo đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của doanh nghiệp của hai nước.

"Thông qua diễn đàn, hai bên sẽ cùng tìm hiểu những cơ hội, khả năng đáp ứng và mở ra những hướng đi mới, táo bạo. Đây cũng là dịp để Chính phủ hai nước cùng bàn bạc để tháo gỡ những khó khăn và tạo động lực để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vươn xa" - Đại sứ Phạm Thị Kim Hoa thông tin.

Từ ngày 17 đến 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.

Trong chuyến công tác lần này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn đại biểu chính thức của Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và dự kiến sẽ có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giới chuyên gia nói gì về giá vàng thế giới trong trung và dài hạn?

Giới chuyên gia nói gì về giá vàng thế giới trong trung và dài hạn?

Giá vàng thế giới tăng liên tiếp trong những phiên giao dịch gần đây, điều này khiến các chuyên gia đặt câu hỏi vàng liệu có hướng tới mức giá cao kỷ lục mới?
Nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt sẽ kéo dài sang năm 2024

Nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt sẽ kéo dài sang năm 2024

Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ và hiện tượng El Niño sẽ khiến giá gạo trên thị trường toàn cầu tăng cao trong năm tới.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng và ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/12/2023: Số nạn nhân thiệt mạng tại Dải Gaza đã tăng lên hơn 15.000 người

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/12/2023: Số nạn nhân thiệt mạng tại Dải Gaza đã tăng lên hơn 15.000 người

Con số dân thường Palestine thiệt mạng kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch quân sự tại Dải Gaza đã vượt quá 15.000 người.
Sơn La: Chủ động các giải pháp đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Sơn La: Chủ động các giải pháp đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Mặt hàng cà phê của Sơn La là một trong những mặt hàng chịu tác động từ Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR).

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2023: EU dự định đào tạo 40.000 quân nhân Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2023: EU dự định đào tạo 40.000 quân nhân Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2023: EU dự định đào tạo 40.000 quân nhân Ukraine vào mùa xuân; Mỹ tăng sản xuất đạn pháo cho Ukraine.
Hiệp định RCEP: Tận dụng “cơ hội vàng” để xuất khẩu sang Trung Quốc

Hiệp định RCEP: Tận dụng “cơ hội vàng” để xuất khẩu sang Trung Quốc

Hiệp định RCEP sẽ giúp hàng hoá Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đến lúc chuyển đổi điện than sang một nguồn năng lượng sạch hơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đến lúc chuyển đổi điện than sang một nguồn năng lượng sạch hơn

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 2/12 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại tọa đàm về “Đẩy nhanh chuyển đổi điện than” do Tổng thống Pháp chủ trì.
Làm rõ nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mức kỷ lục

Làm rõ nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mức kỷ lục

Giá vàng thế giới hôm nay (2/12) ở mức 2.077 USD/ounce, tăng 33 USD so với hôm qua và là mức đỉnh mọi thời đại.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Tướng lĩnh Nga và Ukraine đang bí mật đàm phán hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Tướng lĩnh Nga và Ukraine đang bí mật đàm phán hòa bình

Moscow và Kiev đang bí mật đàm phán hòa bình thông qua chỉ huy Quân đội là Valery Gerasimov - Valery Zaluzhny, mà không thông qua Tổng thống Ukraine và Mỹ
Chiến sự Israel-Hamas ngày 2/12/2023: Israel dự kiến kéo dài xung đột tại Dải Gaza trong hơn 1 năm

Chiến sự Israel-Hamas ngày 2/12/2023: Israel dự kiến kéo dài xung đột tại Dải Gaza trong hơn 1 năm

Israel lên kế hoạch cho chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas kéo dài hơn một năm, với hoạt động quân sự quy mô lớn vào đầu năm 2024.
Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

EU là thị trường xuất khẩu lớn nhưng với Thoả thuận xanh EU, con đường đưa hàng hoá sang thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam xác định sẽ gập ghềnh.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Chiến sự đang bước vào giai đoạn mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Chiến sự đang bước vào giai đoạn mới

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Chiến sự đang bước vào giai đoạn mới; Nga nói Ukraine mất 125.000 quân kể từ chiến dịch phản công.
UAE - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Tây Á

UAE - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Tây Á

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Kuwait) của Việt Nam tại Tây Á.
EVFTA giúp hàng Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại Hungary

EVFTA giúp hàng Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại Hungary

Hạt điều, tiêu, cà phê... Việt Nam đang có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Hungary. Với EVFTA, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này còn rộng mở hơn.
5 yếu tố giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ

5 yếu tố giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ

Lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, chính trị ổn định, hệ thống pháp luật tương đối toàn diện là các yếu tố giúp Việt Nam hấp dẫn đầu tư FDI từ Hoa Kỳ
Rộ tin FED có thể đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất

Rộ tin FED có thể đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được cho sẽ giữ ổn định lãi suất và có thể bắt đầu cắt giảm vào năm 2024.
Cà phê Việt lan tỏa tại thị trường  Anh nhờ UKVFTA

Cà phê Việt lan tỏa tại thị trường Anh nhờ UKVFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã và đang tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có cà phê.
Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Không có lời giải chung để đáp ứng các quy định trong Thỏa thuận xanh EU, mỗi doanh nghiệp dệt may cần căn cứ trên quy mô, khách hàng và chọn điểm rơi thích hợp
Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Đón bắt cơ hội từ EVFTA mang lại, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch, chủ động tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Chưa tham chiến, xe tăng Abrams đã có nguy cơ hỏng hóc

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Chưa tham chiến, xe tăng Abrams đã có nguy cơ hỏng hóc

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Động cơ của xe tăng M1A1 Abrams nhanh chóng bị cát bụi bám vào và hư hỏng.
OPEC+ đồng ý tăng cường cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024

OPEC+ đồng ý tăng cường cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024

Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện với tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào đầu năm 2024.
Sản lượng gạo trái vụ đầu năm 2024 của châu Á bị hạn chế gây áp lực nguồn cung

Sản lượng gạo trái vụ đầu năm 2024 của châu Á bị hạn chế gây áp lực nguồn cung

Sản lượng gạo trái vụ ở châu Á bị ảnh hưởng do điều kiện trồng trọt khô hạn và dự báo hiện tượng thời tiết El Nino tiếp diễn sẽ làm giảm sản lượng đầu năm 2024.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 1/12/2023: Hamas sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngừng bắn để trao đổi con tin

Chiến sự Israel – Hamas ngày 1/12/2023: Hamas sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngừng bắn để trao đổi con tin

Hãng tin AFP của Pháp dẫn nguồn tin thân cận với phong trào Hồi giáo Hamas đăng tải, lực lượng này sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngừng bắn để trao đổi con tin.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Hungary nói xung đột ở Ukraine không thể giải quyết trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Hungary nói xung đột ở Ukraine không thể giải quyết trên chiến trường

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Hungary nói xung đột ở Ukraine không thể giải quyết trên chiến trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động