Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - đã có những chỉ đạo quyết liệt tại Hội nghị trực tuyến quán triệt về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối cung cầu, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và một số định hướng phát triển ngành trong thời gian tới, vào sáng ngày 13/5/2021.
Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại

Tham dự hội nghị gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các tỉnh thành phố, lãnh đạo các Sở Công Thương địa phương, các Cục, Vụ của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT các tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị trực tuyến sáng ngày 13/5/2021

Chống dịch ngay từ các cơ sở sản xuất, thương mại

Báo cáo về tình hình công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, với Bộ Công Thương, một trong những trọng điểm cần phòng chống dịch chính là nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, chợ…

Hiện nay, Việt Nam có gần 400 khu công nghiệp đã thành lập, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 20 khu kinh tế ven biển, tổng lao động trực tiếp ở các khu này là gần 4 triệu lao động. Trong khi đó, khu vực thương mại có 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại, gần 9 nghìn chợ với các hộ kinh doanh cá thể, 600 nghìn nhà hàng. Cụm công nghiệp có 700 cụm và khoảng 600 nghìn lao động. Đây là những nơi tập trung đông người, tuy nhiên, do phải duy trì sản xuất kinh doanh nên bắt buộc phải hoạt động sản xuất, nếu không sẽ đứt gãy nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, cần chống dịch ngay từ các cơ sở sản xuất, thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã liên tục có các văn bản đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Song, theo báo cáo của Bộ Y tế, các địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19. Mặc dù công tác chỉ đạo hướng dẫn bằng văn bản đầy đủ, nhưng triển khai thực tế chưa nghiêm túc; các vi phạm xử lý chưa nghiêm; ý thức phòng chống dịch của chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh, ban quản lý khu công nghiệp… chưa tốt, còn tình trạng người lao động bị ho sốt vẫn cho vào dây chuyền sản xuất. Người lao động vẫn còn tụ tập đông người sau giờ làm việc...

Chính vì vậy, tại nhiều khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh đã xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19. Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, nếu không phòng chống dịch tốt tại các cơ sở kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp… thì sẽ không thể thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, lãnh đạo các địa phương cần phối hợp, quán triệt phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các cấp quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quản lý doanh nghiệp, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.

Các địa phương chủ động phương án đảm bảo nguồn cung mặt hàng thiết yếu

Một trong những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 chính là đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân trong mọi tình huống và phòng chống dịch Covid-19 trong hệ thống phân phối. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng đã thông tin cụ thể về Chỉ thị số 07 ngày 12/5/2021 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh chính là nhiệm vụ trọng yếu của Bộ Công Thươ
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông báo cụ thể Chỉ thị số 07 ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương

Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) – chia sẻ, tâm lý người dân trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh do tin tưởng vào khả năng cung ứng hàng hóa thiết yếu của hệ thống phân phối, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ. Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại diễn ra bình thường. Các địa phương đều chủ động triển khai các kế hoạch có sẵn về phòng, chống Covid-19 trên địa bàn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - cho biết, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ

Cụ thể, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã xây dựng các phương án chi tiết về việc cung ứng hàng hóa từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân thủ đô và hỗ trợ các tỉnh, thành phố giải tỏa lượng hàng sản xuất ra. Lượng hàng hóa dự kiến chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng. Sở Công Thương Hà Nội cũng xác định tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo 3 cấp độ. Cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên lượng dự trữ hàng hóa 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc là 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ 3.000 đến 300.000 trường hợp mắc là 5.359,05 tỷ đồng.

Hà Nội luôn thực hiện theo chỉ đạo với tinh thần “4 tại chỗ, 3 sẵn sàng”. Đó là chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ và lực lượng tại chỗ. “3 sẵn sàng” là sẵn sàng, chủ động về nguồn hàng, ứng phó kịp thời đối với các khu vực phong tỏa, cách ly; sẵn sàng khắc phục kịp thời nếu địa phương làm chưa tốt; sẵn sàng phối hợp để đảm bảo cung ứng hàng hóa trên địa bàn toàn thành phố" - bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nói và cho biết thêm, Hà Nội cũng thành lập 2 đoàn kiểm tra trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp; xây dựng phương án kiểm tra các cơ sở sản xuất trong các cụm công nghiệp, các nhà máy, đặc biệt chú trọng đến những nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực và những nhà máy sản xuất có đông công nhân trên địa bàn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu
Đại diện các Sở Công Thương tỉnh, thành phố báo cáo về công tác phòng, chống dịch; cung ứng hàng hóa...

“Hiện Hà Nội đã ký kết hợp tác với 53 tỉnh, thành phố. Sở Công Thương các tỉnh đã cung cấp danh sách các doanh nghiệp sản xuất chủ lực, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng thiết yếu, trang thiết bị y tế để sẵn sàng kết nối, ký kết hợp đồng kinh tế khi Hà Nội có biến động, nguồn hàng của các tỉnh sẵn sàng được chuyển về cung ứng cho địa bàn Thủ đô. Ngoài ra, Sở cũng bố trí 2.000 kho để doanh nghiệp phân phối có thể bán hàng lưu động, sẵn sàng phục vụ nhu cầu cho người dân. Hà Nội cấp phép cho 131 doanh nghiệp phân phối để lưu thông 24/24 trên địa bàn, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, thành phố về các kho hàng, nhằm đảm bảo cung ứng mặt hàng thiết yếu cho người dân”- bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ thêm.

Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã làm việc với các chợ, siêu thị trên địa bàn về công tác đảm bảo hàng hóa giúp phòng, chống dịch. Các đơn vị chuyên cung cấp các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác cam kết cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19. Qua kết quả kiểm tra ban đầu, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc cũng xác định số lượng, chủng loại hàng dự trữ, phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 5 cấp độ, cung ứng kịp thời cho các khu vực bị cách ly nếu có.

Tỉnh Thái Bình cũng thành lập đoàn kiểm tra các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và lên phương án 3 kịch bản cho 3 tình huống cung ứng hàng hóa.

Trong khi đó tại TP. Hồ Chí Minh, tình hình thị trường hàng hóa ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không biến động. Sở Công Thương thành phố đã hướng dẫn các đơn vị đang kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế và Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn.

Ngoài ra, các tỉnh có dịch khác như: Bắc Ninh, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…, tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn về cung cầu; phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Nếu để tình trạng dịch bệnh lây lan phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, cung ứng hàng hóa, gây hậu quả nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc tăng cường đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Nếu để tình trạng dịch bệnh lây lan phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, cung ứng hàng hóa, gây hậu quả nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

Vì vậy, theo Bộ trưởng, nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện đó là tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy/xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn về việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch.

Chỉ đạo các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy/xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có cam kết bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, thực hiện nghiêm việc tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19, chủ động thực hiện ngay các biện pháp khắc phục (nếu cần thiết), báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương.

Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và có các biện pháp xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đẩy nhanh tiến độ việc triển khai thực hiện Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Xử lý nghiêm người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ vi phạm các quy định về phòng, chống dịch…

Đối với công tác cân đối cung cầu hàng hóa, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đây là nhiệm vụ chung, đề nghị các địa phương, đơn vị thuộc Bộ Công Thương quán triệt nghiêm Chỉ thị 07 của Bộ Công Thương.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh chính là nhiệm vụ trọng yếu của Bộ Công Thươ

Ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội - cho biết, lực lượng QLTT tăng cường công tác phòng, chống dịch, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, không có tình trạng thiết bị y tế, khẩu trang tăng giá đột biến...

Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm chỉ thị này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục QLTT chỉ đạo các Cục QLTT tập trung triển khai giám sát thị trường, đẩy lên thành các đợt cao điểm. “Mỗi tuần phải làm chiến dịch để đảm bảo kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về giá, găm hàng, lợi dụng đầu cơ, sản xuất hàng giả, đặc biệt chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nhu yếu phẩm khác như gạo, rượu bia, thuốc lá… Nơi nào để xảy ra vi phạm quy định của ngành thì dứt khoát phải xử lý người đứng đầu. Yêu cầu thanh tra Công Thương địa phương kiểm tra cùng”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý.

Với Vụ Thị trường trong nước, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; đôn đốc các địa phương triển khai và cập nhật dữ liệu về xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Cục Công nghiệp chủ trì đôn đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 tại các nhà máy, cơ sở sản xuất tại địa phương.

Các Sở Công Thương địa phương chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tình hình hiện nay…

Xây dựng các Chương trình hành động, Chiến lược phát triển công nghiệp và thương mại của địa phương

Với mục tiêu kép, vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, xã hội, tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu quán triệt các nội dung liên quan đến phát triển công nghiệp và thương mại tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chủ trương phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục tiêu này, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Cán sự Đảng UBND, Đảng đoàn HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương quán triệt đến các Đảng viên và quần chúng nhân dân để tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao trong việc thực hiện các chủ trương về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động, Chiến lược và các Đề án, Kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại của địa phương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời chỉ đạo tích hợp và cụ thể hóa những nội dung này vào trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng. Bố trí nguồn lực thoả đáng trên cơ sở phù hợp với tình hình ngân sách và kinh tế - xã hội của địa phương, tổ chức bộ máy và có các cơ chế phù hợp khác để triển khai các chính sách, chương trình hành động trong ngành Công Thương tại địa phương. Đẩy mạnh cơ chế huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tăng cường an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu
Ông Trương Thanh Hoài – Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - phát biểu về việc phát triển các ngành công nghiệp nền tảng

Quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn bằng cơ chế, chính sách của địa phương để phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp nền tảng, nhất là các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế biến, công nghiệp điện tử; trong đó, ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nguyên liệu, vật liệu có lợi thế phát triển tại địa phương”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu.

Ngoài ra, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thương mại trong nước theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, phát triển các phương thức tổ chức, giao dịch văn minh, gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam. Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghiệp - thương mại tại địa phương đồng bộ, hiện đại. Tập trung ưu tiên các loại hình hạ tầng có tính lan tỏa, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp - thương mại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo…

Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xây dựng các Chương trình hành động, Chiến lược phát triển công nghiệp và thương mại của địa phương. Đề nghị các địa phương có cơ chế định kỳ hàng quý và hàng năm trao đổi, cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương về tình hình phát triển kinh tế tại địa phương, kịp thời phối hợp với Bộ Công Thương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chính sách.

Thu Phương - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cam kết tiến độ thực hiện các dự án điện khí

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cam kết tiến độ thực hiện các dự án điện khí

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các địa phương báo cáo về tiến độ tổng thể các dự án điện khí đang triển khai và phải có cam kết tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Để giải quyết vướng mắc trong quá trình thi công đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để giải quyết.
Bến Tre cần tập trung khai thác thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển mới

Bến Tre cần tập trung khai thác thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bến Tre tập trung khai thác tối đa thị trường nội tỉnh và kết nối liên vùng, quan tâm bố trí nguồn lực cho đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

Liên quan đến tiến độ đường dây 500 kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 3 nguyên nhân ảnh hưởng dự án và đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Tin cùng chuyên mục

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 26/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban định kỳ về đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối.
Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ Quý I năm 2024

Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ Quý I năm 2024

Bộ Công Thương đang tập trung đẩy nhanh các nhiệm vụ thường xuyên cũng như các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao quý I năm 2024.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á

Bộ Công Thương vừa ra thông báo về việc triển khai các giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước C5 khu vực Trung Á.
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 17/QĐ-BCT ngày 3/1/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá sấy khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá sấy khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 Thông tư quy định việc nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2023, 2024.
Năm 2023, nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Năm 2023, nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá

Năm 2023, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá là 119.000 tấn.
Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tập đoàn, tổng công ty về cung ứng năng lượng cho nền kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tập đoàn, tổng công ty về cung ứng năng lượng cho nền kinh tế

Chiều 22/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các tập đoàn, tổng công ty về tình cung cấp năng lượng cho nền kinh tế.
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước

Chỉ thị mới của bộ Công Thương nhằm giúp công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

Các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản vừa được phê duyệt thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Bộ Công Thương với phát triển kinh tế đất nước.
Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có tiềm năng, lợi thế quan trọng đối với phát triển công nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên góp ý, định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ.
Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương

Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương

Ngày 21/7/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1893/TB-BCT về Điều chỉnh phân công nhiệm vụ tạm thời trong Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Bộ Công Thương họp chỉ đạo cung cấp điện mùa nắng nóng 2023

Bộ trưởng Bộ Công Thương họp chỉ đạo cung cấp điện mùa nắng nóng 2023

Nhằm đảm bảo việc cung cấp điện mùa nắng nóng 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan.
Long An cần tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Long An cần tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Long An cần có chính sách khuyến khích, tập trung phát triển công nghiệp, thương mại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu theo hướng bền vững.
Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Bộ Công Thương đang xin ý kiến về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 về thương mại biên giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Nhằm đảm bảo đủ than cho sản xuất điện, đạm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp với các doanh nghiệp để kiểm điểm việc triển khai.
Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN làm việc với 3 Tập đoàn năng lượng

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN làm việc với 3 Tập đoàn năng lượng

Bộ Công Thương và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có buổi làm việc với 3 Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam; Điện lực Việt Nam và Than- Khoáng sản VN.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên nền tảng khoa học công nghệ

Đây là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động