Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại

Ngày 12/5/2021, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 07 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Các đơn vị thuộc Bộ vào cuộc

Để đảm bảo ổn định cung cầu và bình ổn thị trường hàng hóa, Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp.

Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.

0627-thi-truong-hang-hoa
Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại

Đặc biệt, đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch bệnh Covid-19; tháo gỡ các khó khăn trong lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh; thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các giải pháp kết nối cung cầu, hợp tác thương mại vùng miền nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thông suốt, hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch (nếu có) tại các địa phương có dịch bệnh bùng phát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Đôn đốc các địa phương triển khai và cập nhật dữ liệu về xây dựng “Bản đồ chung sống an toàn với dịch bệnh Covid-19” theo chỉ đạo tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Quốc gia ban hành “Hướng dẫn phòng, chống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng”.

Tổng cục Quản lý thị trường được yêu cầu chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác; chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống.

Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển trong dịch bệnh, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử; chống thất thu thuế. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng tại Trung ương và các địa phương, đặc biệt là khu vực biên giới để kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu qua biên giới, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.

Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay; theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu để phối hợp với các đơn vị liên quan có biện pháp điều hành kịp thời, hợp lý nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong nước ngay cả khi dịch bệnh bùng phát. Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, phục hồi kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19.

Vụ Kế hoạch chủ trì, đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19; Công văn số 1259/TTg-KTTH ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Cục Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì đôn đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc xây dựng “Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19” tại các nhà máy, cơ sở sản xuất tại địa phương.

Cục Điều tiết điện lực xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xuất nhập khẩu, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần cập nhật kịp thời tình hình, diễn biến dịch bệnh Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước; đề xuất các biện pháp để duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện là đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất trong nước.

Cục Hóa chất tiếp tục tăng cường quản lý việc kinh doanh hóa chất, nhất là các loại hóa chất có đặc tính nguy hiểm. Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công Thương địa phương tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý duy trì hoạt động sản xuất các mặt hàng cần thiết đảm bảo cung ứng đủ, ổn định cho sản xuất và đời sống nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ, bảo đảm sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả, tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Các địa phương chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo phục vụ tiêu dùng của người dân

Cũng tại Chỉ thị này, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tình hình hiện nay.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2020; Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2020 về việc tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19; theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh, có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly, có phương án về phối hợp hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết.

Sở Công Thương các địa phương phối hợp các đơn vị chức năng trên địa bàn tham mưu, triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt. Bên cạnh đó, đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, biển đảo... nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.

Đáng chú ý, cần tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường; phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các Chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm lương thực, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng sẵn sàng phục vụ nhân dân. Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn. Nơi nào để xảy ra các hành vi vi phạm trên thì Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường ở địa phương đó chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng lương thực, thực phẩm cho thị trường, chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, bảo đảm sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các Bộ, ngành hữu quan, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường lương thực, thực phẩm nói riêng; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã vào vụ thu hoạch, ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.

Các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết. Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Xem toàn văn Chỉ thị 07 tại đây.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/4: Chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/4: Chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.
Giá thép hôm nay ngày 15/4/2024: Triển vọng giá quặng sắt tăng trưởng bền vững

Giá thép hôm nay ngày 15/4/2024: Triển vọng giá quặng sắt tăng trưởng bền vững

Giá thép hôm nay ngày 15/4/2024:: Trong nước duy trì ổn định; trên thị trường nguyên liệu, triển vọng giá quặng sắt tăng trưởng bền vững.
Giá thép hôm nay ngày 14/4/2024: Giá quặng sắt đang đà phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 14/4/2024: Giá quặng sắt đang đà phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 14/4/2024: Trong nước duy trì ổn định; trên thị trường nguyên liệu, giá quặng sắt đang tăng.
Sầu riêng miền Tây liên tục rớt giá

Sầu riêng miền Tây liên tục rớt giá

Những ngày gần đây, giá sầu riêng tại các tỉnh miền Tây bất ngờ rớt giá. Mỗi kg sầu riêng loại A đang được thu mua 95.000-115.000 đồng, giảm mạnh so tháng trước

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua (11/4) với 22 trên tổng số 31 mặt hàng giảm giá.
Giá thép hôm nay ngày 12/4/2024: Thép nội có xu hướng giảm

Giá thép hôm nay ngày 12/4/2024: Thép nội có xu hướng giảm

Giá thép hôm nay ngày 12/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 8 nhân dân tệ/tấn; thép nội địa có xu hướng giảm.
Sức nóng từ thị trường kim loại quý đẩy giá bạc lên ngôi

Sức nóng từ thị trường kim loại quý đẩy giá bạc lên ngôi

Fed sắp xoay trục chính sách cộng hưởng với xung đột địa chính trị leo thang, giá kim loại quý nổi lên như một điểm sáng trên thị trường hàng hóa.
Hàng hóa của các hợp tác xã mới chiếm 3% doanh số trong kênh phân phối hiện đại

Hàng hóa của các hợp tác xã mới chiếm 3% doanh số trong kênh phân phối hiện đại

Trong các kênh phân phối hiện đại, hàng hóa của các hợp tác xã (HTX) mới chiếm 3% tổng doanh số, các HTX mới tập trung bán hàng trên kênh phân phối truyền thống
Hà Nội: Người dân chen chân xếp hàng từ 5h sáng mua bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn thực

Hà Nội: Người dân chen chân xếp hàng từ 5h sáng mua bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn thực

Từ 5h sáng ngày Tết Hàn thực người dân đã xếp hàng dài để mua bánh trôi, bánh chay. Người bán huy động hết công suất phục vụ và kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp này
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thếi trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục sau 2 ngày suy yếu
Cà phê Robusta từ Brazil đang đe dọa vị trí "ngôi vương" của Việt Nam

Cà phê Robusta từ Brazil đang đe dọa vị trí "ngôi vương" của Việt Nam

Brazil sẽ thay thế Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới nếu tình trạng sản xuất hiện tại vẫn duy trì.
1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ việc bán tín chỉ carbon

1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ việc bán tín chỉ carbon

Ngân hàng Thế giới đã cam kết mua tín chỉ carbon ở mức 10 USD/tấn. Tính ra, 1ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải có thể thu về 100 USD từ bán tín chỉ carbon.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/4: Dòng tiền đầu tư hàng hóa đổ về thị trường nông sản

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/4: Dòng tiền đầu tư hàng hóa đổ về thị trường nông sản

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.
Giá thép hôm nay ngày 10/4/2024: Trên sàn giao dịch dứt đà giảm; tiêu thụ thép Hòa Phát tăng trở lại

Giá thép hôm nay ngày 10/4/2024: Trên sàn giao dịch dứt đà giảm; tiêu thụ thép Hòa Phát tăng trở lại

Giá thép hôm nay ngày 10/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 27 nhân dân tệ; Sản lượng bán hàng của Hòa Phát tăng trở lại.
Năm 2024, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam dự báo đạt 65,7 triệu USD

Năm 2024, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam dự báo đạt 65,7 triệu USD

Năm 2024, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam dự báo sẽ đạt 65,7 triệu USD, với mức tăng trưởng trên 16,4%/năm.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/4: Giá hàng hoá giằng co sau tuần “tăng nóng”

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/4: Giá hàng hoá giằng co sau tuần “tăng nóng”

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (8/4), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới sau tuần tăng giá rất mạnh.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/4: Giá hàng hoá nguyên liệu ‘đua nhau’ lập đỉnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/4: Giá hàng hoá nguyên liệu ‘đua nhau’ lập đỉnh

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa tuần giao dịch đầu tiên của quý II, lực bán chiếm ưu thế trên thị trường nông sản.
Giá thép hôm nay ngày 8/4/2024: Giá quặng sắt tiếp đà giảm

Giá thép hôm nay ngày 8/4/2024: Giá quặng sắt tiếp đà giảm

Giá thép hôm nay ngày 8/4/2024: Trên Sàn giao dịch hàng hoá Singapore (SGX) giá quặng sắt tiếp tục giảm 0,91%, xuống mức 96,85 USD/tấn.
Giá thép hôm nay ngày 7/4/2024: Thị trường trong nước đi ngang

Giá thép hôm nay ngày 7/4/2024: Thị trường trong nước đi ngang

Giá thép hôm nay ngày 7/4: Mặc dù trong mùa tiêu thụ cao điểm, tuy nhiên nhu cầu thép chưa cải thiện; Giá thép thị trường trong nước đi ngang.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/4:Chỉ số giá hàng hoá tăng ngày thứ tư liên tiếp cao nhất 6 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/4:Chỉ số giá hàng hoá tăng ngày thứ tư liên tiếp cao nhất 6 tháng

Số liệu MXV cho thấy, ngày hôm qua (4/4), lực mua chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm hàng hoá nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới.
Giá thép hôm nay ngày 5/4/2024: Giá quặng sắt giảm khiến giá thép đi xuống

Giá thép hôm nay ngày 5/4/2024: Giá quặng sắt giảm khiến giá thép đi xuống

Giá thép hôm nay ngày 5/4/2024: Giá quặng sắt đã đánh mất mốc 100 USD sau khi giảm 2,03%, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2023.
Top 5 thị phần môi giới hàng hóa có sự xáo trộn

Top 5 thị phần môi giới hàng hóa có sự xáo trộn

Trong quý I/2024, khối lượng giao dịch liên thông với thế giới tại MXV tăng trưởng 10% so với quý IV/2023 và tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/4: Giá kim loại nối đà tăng mạnh, nông sản phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/4: Giá kim loại nối đà tăng mạnh, nông sản phục hồi

Số liệu MXV cho thấy, với 25 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt tăng giá, lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động