Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời nhằm hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò Nhà nước Chiều 15/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Đây là một trong 3 dự án luật sẽ trình Quốc hội lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Trình bày tờ trình Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, kiến tạo các khuôn khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định của Luật, sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, đã chỉ rõ và đặt ra yêu cầu xem xét, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

"Vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 ngày 27/7/2021, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trong đó có dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với kế hoạch trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, việc xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Để thực hiện mục đích trên, Dự án Luật xác định các nguyên tắc xây dựng cơ bản, gồm: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội, có sự kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên cơ sở tăng cường nhận thức và năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù

Để chuẩn bị cho quá trình xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trong giai đoạn 2019-2020, Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện các hoạt động tổng kết thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện các nghiên cứu, đánh giá, rà soát để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trình các cấp thẩm quyền cho ý kiến.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra

Sau khi được Quốc hội cho ý kiến và được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng Dự án Luật theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn.

Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động xin ý kiến đối với Dự án Luật đã được Bộ Công Thương chủ động thực hiện rộng rãi, thường xuyên, thông qua nhiều hình thức, phương thức, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến, đồng thời, phối hợp với nhiều tổ chức, hiệp hội, đoàn thể để mở rộng phạm vi và đối tượng xin ý kiến.

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5/2022, Bộ Công Thương đã tiếp nhận ý kiến đóng góp của 21/28 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 54/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nhiều ý kiến đóng góp của các công ty luật, doanh nghiệp, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

"Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện và thực hiện các thủ tục thẩm định tại Bộ Tư pháp theo đúng thời hạn đã đề ra" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương, 80 Điều. Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021.

Cụ thể, dự thảo Luật đã bổ sung thêm một Chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; đã sửa đổi khái niệm người tiêu dùng theo hướng làm rõ người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích thương mại. Việc sửa đổi nêu trên nhằm tạo căn cứ xác định chính xác người tiêu dùng trong quá trình thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi đối với nhóm người tiêu dùng có yếu tố riêng, gặp nhiều bất lợi hơn người tiêu dùng thông thường, Dự thảo Luật bổ sung quy định về khái niệm và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo Luật đã hoàn thiện quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch trên không gian mạng.

Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin, để kịp thời điều chỉnh và tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố mới, đặc thù, Dự thảo Luật bổ sung một Chương quy định về các giao dịch đặc thù, trong đó, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

Thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội khi thực hiện một số hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao.

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng, Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng yêu cầu hỗ trợ thương lượng; hoàn thiện quy định về phương thức hòa giải, trọng tài, về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự.

"Dự thảo Luật quy định rõ hơn về trách nhiệm chung và trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Công Thương, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh thành phố đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực được phân công quản lý và tại địa phương. Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu.

Tránh việc quy định chung, khó định lượng

Báo cáo thẩm tra dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho hay, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Tuy nhiên, cần lưu ý về sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới; về yêu cầu bảo đảm quyền con người trong thi hành Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; về sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tăng nhanh nhưng công tác giải quyết tranh chấp chưa thật sự hiệu quả.

"Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy về cơ bản, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, thời hạn gửi hồ sơ dự án Luật chưa đáp ứng đúng theo quy định" - ông Lê Quang Huy đánh giá.

Theo Tờ trình của Chính phủ, nội dung của dự thảo Luật sẽ cụ thể hóa 7 nhóm chính sách chính đã được thông qua. Ông Lê Quang Huy đề nghị rà soát, bổ sung đầy đủ nội dung các chính sách này, nhất là chính sách về hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng thấy rằng, đa số các quy định trong dự thảo Luật có tính khả thi. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát trong quá trình xây dựng Luật, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi của một số quy định, tránh việc quy định chung, khó định lượng.

Đồng thời, nghiên cứu thu hút các nội dung cụ thể trong các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn vào dự thảo Luật; đánh giá sâu hơn tính khả thi của các quy định, đặc biệt là các quy định mới tại Điều 6, Chương III, Chương IV và Chương V của dự thảo Luật.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Các doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản đều bày tỏ vui mừng khi Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân và mong muốn sẵn sàng hợp tác.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nhật Bản hợp tác với Việt Nam phát triển điện hạt nhân trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Ngày 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp/trường đại học Nhật Bản về điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 20/12, Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Ngày 20/12 (theo giờ Nhật Bản), Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Sáng 20/12, tại Tokyo (Nhật Bản), Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai đã diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là 'sứ giả' kinh tế, là cầu nối thu hút đầu tư bền vững

Giao nhiệm vụ cho các Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Thương vụ không chỉ kết nối thương mại mà còn kết nối đầu tư.
Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Chiều 18/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương tới tìm hiểu thị trường tại đại diện chi nhánh Tập đoàn HiteJinro tại Tokyo, Nhật Bản.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần, tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hội nghị tổng kết năm 2024 tại Quảng Tây đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, thúc đẩy thông quan, đầu tư và phát triển bền vững.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động