Thứ năm 14/11/2024 08:26

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hậu Giang cần phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị

Ngày 17/7, tại buổi làm việc của Thủ tướng với lãnh đạo Hậu Giang Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng tỉnh cần xã hội hóa nguồn lực để phát triển công nghiệp…

Tỉnh Hậu Giang có nhiều điều kiện để "cất cánh"

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Hậu Giang được biết đến là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đó, Hậu Giang cũng có những lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ vận tải, logitics như: Có vị trí chiến lược nằm trên tuyến lưu thông của Tiểu vùng tây sông Hậu, cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh nam sông Hậu với phần còn lại của vùng ĐBSCL và các vùng kinh tế khác.

Hậu Giang còn là đầu mối kết nối giao thông quan trọng cả về đường bộ và đường thủy của vùng Nam Sông Hậu thông qua 6 tuyến Quốc lộ huyết mạch và 2 trục giao thông thủy quốc gia; đặc biệt là nằm liền kề với thành phố Cần Thơ, kết nối thuận lợi với các đầu mối giao thông lớn trong Vùng (như: Sân bay quốc tế Cần Thơ Bến cảng quốc tế Cải Cui, cảng nước sâu Trần Đề ..). Đồng thời, Hậu Giang được thừa hưởng nhiều thế mạnh về logistics, cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học - công nghệ... từ thành phố kinh tế trọng điểm của khu vực Tây Nam Bộ (Cần Thơ).

Nhận xét về những tiềm năng, lợi thế của Hậu Giang, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Có thể thấy điều kiện phát triển ở Hậu Giang chủ yếu vẫn là hạ tầng, cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực, vật lực. Các chiến lược mà Hậu Giang đề ra với phương châm hành động rất ngắn gọn nhưng súc tích. Tuy nhiên, với một địa phương có tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp, rõ ràng trong tương lai chúng ta không thể bỏ được ngành này, nhưng chúng ta lại chưa chú trọng vấn đề môi trường thì đó là điều khiếm khuyết trong định hướng phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự buổi làm việc của Thủ tướng với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng du lịch cũng là ngành có tiềm năng, do đó Hậu Giang phát triển du dịch là đúng nhưng phát triển du lịch thì phải được nằm trong văn hóa. Bởi văn hóa là một trong những trụ cột của cả nước.

Bên cạnh đó Hậu Giang còn có vùng nguyên liệu nông sản, lúa gạo dồi dào nên rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản. Quỹ đất phát triển công nghiệp lớn; nguồn nhân lực trẻ, năng động…Nắm bắt, khai thác khá tốt tiềm năng, lợi thế này nên mấy năm qua, kinh tế của Hậu Giang liên tục phát triển và đang chuyển mình từ vùng “dự trữ chiến lược” sang thành vùng “động lực mới” trong chuỗi sản xuất công nghiệp của vùng.

Trong 2 năm qua mặc dù Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Hậu Giang vẫn được xếp thứ hai trong 13 tỉnh, thành phố của vùng và top dưới 30 địa phương có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,2 lần so với bình quân của Vùng và gấp 1,7 bình quân tăng trưởng cả nước. Đây là những chỉ số tôi đánh giá, tương đối tốt. GDP năm 2021 tăng 3,08, xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố trong vùng; 6 tháng đầu năm, 4 trụ cột tăng 11%, cao nhất vùng gấp 1,2 đến 1,7 lần bình quân cả nước). Trong đó: Chỉ số sản xuất công nghiệp của Tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước (năm 2021 tăng 9%/cả nước tăng 4,82%; 6 tháng đầu năm tăng 16,74%/cả nước tăng 8,48%), đứng thứ 2 trong vùng và thứ 34 cả nước; trong đó: Công nghiệp chế biến thủy sản, may mặc, giày dép, hóa chất, sản xuất dược liệu, đồ uống... là chủ lực.

Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm đã có sự phục hồi rõ, tăng 21,5%, đây là mức tăng rất cao, trong khi cả nước chỉ tăng có 17,3%. Hoạt động thương mại đạt được kết quả đáng ghi nhận với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ liên tục tăng so với cùng kỳ (năm 2021 tăng 4,41% (trong khi cả nước giảm 3,8%); 6 tháng đầu năm 2022 tăng 15,14% (cả nước tăng 11,7%); đứng thứ 12 trong vùng và thứ 36 cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu tuy có sự sụt giảm mạnh trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 6,3% (cả nước tăng 19% so cùng kỳ), nhưng 6 tháng đầu năm 2022 đã có sự phục hồi, đạt mức tăng trưởng khá cao (tăng 21,5%/cả nước tăng 17,3%).Hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm cũng tăng lên 15,14%, trong khi cả nước thì tăng 11,7%. Tuy nhiên thứ hạng của Hậu Giang vẫn chưa được cao trong vùng khi vẫn đứng thứ 12/13 tỉnh, thành.

Nhiều tồn tại, hạn chế "kìm hãm" sự phát triển của Hậu Giang

Bộ trưởng ghi nhận những thành tích nổi bật của Hậu Giang đã đạt được về phát triển công nghiệp, thương mại nhưng thẳng thắn nhìn nhận, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Công nghiệp của Hậu Giang quy mô vẫn nhỏ và khả năng cạnh tranh về sản phẩm, cũng như thị trường vẫn còn ở mức thấp. Kết cấu hạ tầng công nghiệp và thương mại vẫn còn chưa phát triển vượt bậc. Quy mô xuất nhập khẩu vẫn là rất nhỏ, xếp thứ 12/13 tỉnh, thành phố trong vùng. Hạ tầng thương mại cả về truyền thống và hiện đại cũng còn hạn chế, việc ứng dụng thương mại điện tử chưa nhiều.

Song song với việc chỉ ra những tồn tại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua của Hậu Giang đó là: Vấn đề quy hoạch chưa đồng bộ, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư xứng tầm, thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế để huy động vốn, nhất là nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, Hậu Giang có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, nguồn lao động chất lượng cao còn hạn chế. Hậu Giang hiện có 8-900.000 dân, tuy nhiên một số doanh nghiệp công nghiệp của Hậu Giang lại là những doanh nghiệp thâm dụng lao động, do đó trong tương lai nếu muốn tiếp tục phát triển công nghiệp thì trong chiến lược phải tính lại, để làm sao có nguồn nhân lực. Hậu Giang hiện chưa có nhiều sự nổi trội để thu hút được lao động ở các nơi về địa phương.

Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh có quy mô sản xuất nhỏ, chi phí trung gian cho sản xuất cao, sức cạnh tranh các sản phẩm thấp. Kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhất là hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn yếu, chưa có nhiều quỹ đất sạch để tạo được lợi thế trong thu hút đầu tư, (tỷ xuất đầu tư cao). Quy mô hoạt động thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ, xếp thứ 12/13 tỉnh, thành phố trong khu vực (đứng trên tỉnh Trà Vinh). Hạ tầng thương mại (cả truyền thống và hiện đại) còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa trung tâm. Việc ứng dụng thương mại điện tử còn nhiều hạn chế.

Cần phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới, dưới góc độ ngành Công Thương, đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang quan tâm, chú trọng một số các vấn đề:

Thứ nhất, Hậu Giang cần tập trung xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển công nghiệp, phương mại trên địa bàn để kịp thời tích hợp vào quy hoạch của tỉnh; trong đó cần chú trọng nghiên cứu kỹ những định hướng của quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành quốc gia để xây dựng định hướng phát triển phù hợp với vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ.

Ví dụ, với ngành Công Thương có quy hoạch về điện và năng lượng, khoáng sản và các ngành công nghiệp nền tảng. "Bởi vì nếu không xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thì không thể kịp thời tích hợp vào quy hoạch vùng, tỉnh. Như vậy là tới đây nếu Hậu Giang hoàn thiện quy hoạch tỉnh mà không có chiến lược, kế hoạch hay đề án phát triển công nghiệp, thương mại thì Hậu Giang không thể tích hợp vào trong quy hoạch vùng, mà không có quy hoạch thì cũng không có điều kiện để triển khai thực hiện. Tôi nghị Hậu Giang phải khẩn trương thực hiện việc này và dựa vào quy hoạt ngành quốc gia đối với lĩnh vực Công Thương"- Bộ trưởng thẳng thắn chia sẻ.

Đồng thời, Hậu Giang cũng cần đặc biệt quan tâm công nghiệp chế biến về nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp về năng lượng, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu,… đây là những ngành Hậu Giang có thể phát triển tốt. Hậu Giang cũng cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch logistics, bởi Hậu Giang có vị trí, điều kiện thuận lợi cả giao thông đường thuy, đường bộ và Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ thì cần phát triển lĩnh vực logistics.

Đặc biệt, với nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Hậu Giang cần ưu tiên bố trí không gian hợp lý để phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị để định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Thứ hai, Hậu Giang cũng phải chú trọng phát triển kinh tế: Tập trung thực hiện chủ trương xã hội hóa để huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng về thương mại, hạ tầng logistics, và tầng về công nghiệp. Đối với Hậu Giang để thu hút được công nghiệp thì phải bám vào các trục giao thông mới, nhất là những tuyến cao tốc đi qua. Để không chỉ hình thành tuyến giao thông mà hình thành hành lang kinh tế bao gồm công nghiệp, dịch vụ rồi mới đến đô thị.

"Tôi đồng tình đô thị là một trong những trụ cột nhưng Hậu Giang phải tính, bởi dân số của Hậu Giang chỉ có 800.000 dân, để có người đến ở như Thủ tướng đã nói nhiều lần là phải có sản xuất. Công nghiệp hay nông nghiệp thì dứt khoát phải có sản xuất, phải có dịch vụ, hoạt động kinh tế thì mới thu hút được lao động. Cho nên Hậu Giang cần huy động để xây dựng những hạ tầng về công nghiệp; chuẩn bị quỹ đất sạch về cái hạ tầng xã hội, nhất là nhà ở xã hội và những hệ sinh thái để thu hút được lao động về địa phương, làm tốt điều này sẽ là lợi thế so sánh của Hậu Giang so với các địa phương khác trong vùng"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Đồng thời, cần có cơ chế tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển công nghiệp; chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, hạ tầng xã hội để sẵn sàng đón các nhà đầu tư trong làn sóng dịch chuyển đầu tư của khu vực và thế giới, nhất là khi các Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU và Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trong quá trình thu hút FDI cần chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ cao, thân thiện với môi trường và có cơ chế, lộ trình nội địa hóa nguyên liệu, dây truyền sản xuất và phát triển mạng lưới doanh nghiệp vệ tinh trong nước để thực hiện mục tiêu tự chủ về công nghệ và quản trị doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hậu Giang

Thứ ba, với lợi thế là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, có nhiều trường đại học đa ngành, chuyên ngành (đào tạo trên 40.000 sinh viên/năm) và hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề, Hậu Giang cũng cần chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (đào tạo theo modul, kết hợp giữa lý thuyết trong nhà trường và thực hành tại nhà máy) để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng phải tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đủ mạnh, có tính khả thi; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín, năng lực về tài chính, công nghệ vào đầu tư tại địa phương.

Thứ tư, trong cái quá trình thu hút đầu tư từ bên ngoài thì tỉnh cũng cần chú trọng thu hút phát triển các doanh nghiệp trong nước. Vì điều này là bài học đã được rút ra từ những tỉnh có công nghiệp phát triển mạnh vừa qua như: Thái Nguyên, Bắc Ninh (80% doanh nghiệp FDI còn doanh nghiệp trong nước rất thấp, sẽ khiến khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của chúng ta trong tương lai rất khó khăn. Cho nên Hậu Giang là địa phương đi sau thì cố gắng rút ra bài học để chúng ta có những cân nhắc, tính toán.

Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng cần chú trọng thu hút đầu tư trong nước và phát triển nghề, làng nghề để từng bước xây dựng, củng cố công nghiệp địa phương; trong đó tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, như: Công nghiệp chế biển nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu của địa phương; may mặc, giày dép, hóa chất, sản xuất dược liệu, đồ uống...Hình thành các trung tâm dịch vụ, vui chơi, du lịch…

Thứ năm, trong thời gian tới, Hậu Giang cũng cần phải chú trọng quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại (kể cả thương mại truyền thống và thương mại hiện đại), nhất là vùng sâu, vùng xa; ; hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các dự án trung tâm logistic. Đồng thời, quan tâm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm của tỉnh; đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử, tiếp tục khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết (nhất là các Hiệp định EVFTA, CPTPP, RCEP...) để phát triển, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với những kiến nghị của Hậu Giang, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Hậu Giang kiến nghị phân bổ tăng thêm diện tích đất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang để tăng diện tích đất công nghiệp, Bộ Công Thương rất đồng tình. Bởi vì ở đâu mà không có công nghiệp thì ở đó kinh tế khó có thể phát triển.Tuy nhiên, phát triển công nghiệp thì phải dựa vào tiềm năng, lợi thế của địa phương.

"Tôi rất tán thành việc nâng diện tích đất công nghiệp cho địa phương. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hậu Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tương xứng với vai trò là 1 trong 4 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế của địa phương (song hành cùng phát triển nông nghiệp, đô thị và du lịch). Việc bổ sung thêm diện tích đất công nghiệp cho tỉnh Hậu Giang là rất cần thiết nhằm phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của vùng và phù hợp với xu thế phát triển của cả nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn cho rằng giai đoạn từ nay đến năm 2025 chỉ còn 3 năm nữa mà Hậu Giang đề nghị lên tới 1.500ha thì cần phải nghiên cứu, xem xét lại. Vì hiện tại Hậu Giang có 744ha nhưng mới chỉ lấp đầy nó 82,5%, còn tới 180ha diện tích đất công nghiệp. Cho nên cần mở rộng quỹ đất mới là cần thiết, nhưng quy mô bao nhiêu cho phù hợp thì cần cân nhắc. Hậu Giang có đề nghị hỗ trợ gì thì Bộ Công Thương sẽ sẵn sàng giúp đỡ"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Đối với kiến nghị liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2, sau cuộc họp này Bộ Công Thương sẽ có văn bản gửi địa phương.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm​

Thống đốc Ngân hàng thông tin tiến độ giải ngân cho vay nhà ở xã hội

Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn tín dụng?

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên chất vấn

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới