Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết về điện hạt nhân ngay tại Kỳ họp

Phát biểu giải trình tại Quốc hội sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm rõ một số vấn đề về các cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận về chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận Chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận phù hợp với thực tiễn Đề xuất chính sách giải phóng mặt bằng cho điện hạt nhân

Sáng 17/2/2025, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia góp ý rất tâm huyết, trách nhiệm đối với dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong phiên thảo luận tại tổ, đã có 44 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết ở những nội dung cơ bản của Nghị quyết này. Bộ Công Thương đã có Báo cáo tiếp thu, giải trình gửi tới các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

Tại hội trường hôm nay, có 5 lượt đại biểu tiếp tục góp ý vào dự thảo Nghị quyết. "Chúng tôi trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, trình Quốc hội xem xét, thông qua" - Bộ trưởng nói.

Để làm rõ thêm một số vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề cập 5 nhóm vấn đề chính.

Thứ nhất, sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Chúng ta đã biết, nhu cầu điện ở nước ta trong những năm tới rất lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 8-10% trở lên đến năm 2030. Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh, tổng công suất toàn hệ thống của đến năm 2030 dự kiến khoảng 230.000 MW, tức gấp 3 lần công suất hiện nay.

Trong khi đó, chúng ta đã cam kết với quốc tế là đạt trung hoà cac bon vào năm 2050, cho nên phải phát triển rất mạnh các loại hình nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo để chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện năng tăng thêm và nhu cầu điện sạch để phát triển kinh tế đất nước.

Trong khi đó, điện hạt nhân là nguồn điện sạch, điện nền, công suất khả dụng cao, có khả năng cung cấp điện năng ổn định và giá thành hợp lý trong dài hạn, góp phần bảo đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 2 con số về kinh tế trong kỷ nguyên mới. Vì vậy, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân và các Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đây là dự án có công nghệ phức tạp và chỉ một số ít quốc gia sở hữu và nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Thông thường trên thế giới, để hoàn thành đầu tư một dự án điện hạt nhân có quy mô tương tự, thời gian từ khi phê duyệt đầu tư đến khi vận hành trong khoảng 10 năm; trong đó, dự án tiến độ nhanh nhất khoảng 7-8 năm và đều phải có cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện dự án này.

Do tính chất phức tạp của dự án điện hạt nhân và lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2030-2031 thì rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh như trong dự thảo Nghị quyết để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Thứ hai, về cơ sở chính trị, pháp lý ban hành Nghị quyết. Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động chương trình phát triển điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV cũng đã ban hành Nghị quyết số 174 về việc “Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”; đồng thời, trước đó Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 41 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó tại Điều 4 quy định: Chính phủ nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho phép chủ đầu tư tích lũy nguồn vốn; cung cấp tín dụng; bồi thường, hỗ trợ tái định cư; ổn định đời sống nhân dân… để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 121 ngày 6/2/2025) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII (tại Nghị quyết số 41 như tôi vừa trình bày), Chính phủ đã có Tờ trình số 74 ngày 8/2/2025, trình Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Về phạm vi điều chỉnh: Chính phủ chỉ đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội được áp dụng cho 5 nhóm công việc, bao gồm: Lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu; chuẩn bị và thực hiện đầu tư; cơ chế tài chính và thu xếp vốn đầu tư; tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và định mức, đơn giá và di dân, tái định cư, bảo đảm an sinh xã hội khu vực của dự án.

Về đối tượng áp dụng: Cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên chỉ áp dụng cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại Nghị quyết số 41. Thời gian áp dụng kể từ thời điểm Nghị quyết có hiệu lực tới khi hoàn thành đầu tư dự án và đưa vào vận hành, khai thác.

"Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo xin điều chỉnh theo hướng chỉ nêu chung “chủ đầu tư dự án”, đồng thời bổ sung đối tượng áp dụng “tỉnh Ninh Thuận” và “đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án”. Những chính sách đặc thù khác nếu có sẽ được Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời gian tới" - Bộ trưởng nêu rõ.

Thứ tư, về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của các cơ chế, chính sách đặc thù. Do dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh.

Tuy nhiên, cơ chế, chính sách này chưa được quy định hoặc khác với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nên rất cần phải được Quốc hội thông qua, ban hành Nghị quyết để tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành và tỉnh Ninh Thuận thực hiện trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu

Người đứng đầu ngành Công Thương nhấn mạnh, khi được Quốc hội thông qua, các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên sẽ tạo thuận lợi và khả thi cho việc triển khai đồng bộ, đồng thời nhiều hạng mục công trình của dự án như việc đàm phán hiệp định đối tác, với tổng thầu thực hiện các gói thầu chìa khóa trao tay; lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi; thu xếp vốn đầu tư; đền bù di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; đào tạo nguồn nhân lực… để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành dự án theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Việc thực hiện dự án này chúng ta còn có sự giám sát rất chặt chẽ của tổ chức năng lượng quốc tế IAEA, nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm.

Cuối cùng, về thời điểm thông qua Nghị quyết. Để thực hiện mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2030-2031, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới và chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, 85 năm ngày thành lập nước, rất cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Vì vậy, Chính phủ kính đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ngay tại Kỳ họp này để làm cơ sở triển khai thực hiện, tận dụng các điều kiện thuận lợi, tinh thần và khí thế tiến công, vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc quan trọng ban đầu của dự án.

"Với tinh thần cầu thị, khẩn trương, không cầu toàn nhưng cũng không nóng vội, chủ quan, sau phiên thảo luận hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ cùng cơ quan chủ trì thẩm tra quán triệt thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, nghiên cứu kỹ lưỡng và tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp này, làm cơ sở để khẩn trương triển khai thực hiện dự án" - Bộ trưởng chia sẻ.

Trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh các vấn đề mới hoặc phải sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách này, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Điện hạt nhân là nguồn điện sạch, điện nền, công suất khả dụng cao, có khả năng cung cấp điện năng ổn định và giá thành hợp lý trong dài hạn, góp phần bảo đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 2 con số về kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán

Tối 23/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Chiều 22/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc về tình hình cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Sáng 19/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 - dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại Hà Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ 3 định hướng, bài học trong chuyển đổi năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ 3 định hướng, bài học trong chuyển đổi năng lượng

Tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã chia sẻ 3 định hướng cũng là 3 bài học của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi năng lượng.
Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Việt Nam - Hàn Quốc tái khẳng định tầm quan trọng của VKFTA trong việc mở rộng thương mại, đầu tư, nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chiều 14/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề thương mại với Hoa Kỳ đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất.
Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 14/4, diễn ra Kỳ họp lần thứ 13 UBHH về hợp tác Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng và Kỳ họp lần thứ 7 UBHH Thực thi FTA Việt Nam-Hàn Quốc.
Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng

Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long vừa có buổi làm việc với ông Laurent Saint - Martin, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương và người Pháp ở nước ngoài.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, theo Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 của Chính phủ.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long là thành viên ban chỉ đạo công trình trọng điểm

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long là thành viên ban chỉ đạo công trình trọng điểm

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long là thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia có thêm động lực xanh

Đối tác chiến lược Việt Nam - Australia có thêm động lực xanh

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và Kế hoạch Đối tác Phát triển Australia-Việt Nam tập trung vào lĩnh vực năng lượng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tín hiệu tích cực từ dòng vốn Anh vào năng lượng Việt

Tín hiệu tích cực từ dòng vốn Anh vào năng lượng Việt

Tập đoàn Arup của Vương quốc Anh sẵn sàng tham gia vào các dự án hạ tầng, xây dựng, năng lượng tái tạo triển vọng của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Liên bang Nga phát huy vai trò dẫn dắt trong EAEU vừa hỗ trợ Việt Nam, vừa thúc đẩy thương mại song phương.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ chỉ số FTA Index không chỉ để “so sánh”, mà là động lực để địa phương, doanh nghiệp hành động, thực thi FTA tốt hơn.
Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc

Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc

Tập đoàn dệt may hàng đầu tại Armenia Alex Textile mong muốn tìm kiếm cơ hội trong hợp tác sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may với doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Việt Nam - Uzbekistan có tiềm năng thúc đẩy hợp tác năng lượng. Hợp tác trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung phải đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô năm 2025.
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Doanh nghiệp Bỉ sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, góp phần đưa Việt Nam phát triển thành trung tâm năng lượng hàng đầu khu vực.
Mobile VerionPhiên bản di động