Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Thành công của 2020 là tiền đề cho thành công của 2021

Trước thềm năm mới Tân Sửu, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trao đổi với các cơ quan báo chí truyền thông về những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế thời gian qua và những vấn đề cần quan tâm thời gian tới.

Với cương vị là người đứng đầu ngành Công Thương- một ngành đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng của đất nước, Bộ trưởng có những suy nghĩ như thế nào khi nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2020 và cả năm 2021, chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp và có nhiều dự báo cho rằng, bức tranh kinh tế của năm nay có thể vẫn chưa khả quan hơn so với năm trước?

Đúng là 2020 cả thế giới đã chứng kiến những tác động có thể nói là rất sâu rộng theo khía cạnh tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và những biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã tác động chung đến cả toàn cầu hóa, đến phát triển kinh tế, thương mại của cả thế giới và trong đó Việt Nam cũng bị tác động rất sâu sắc.

Bản thân Việt Nam là một nước đang tham gia hội nhập sâu rộng, đồng thời kinh tế có độ mở rất lớn nên nếu điểm lại năm 2020, chúng ta nhận thấy ngoài dịch bệnh Covid-19, đây cũng là năm mà thế giới phải đối mặt với rất nhiều những tác động và những nguy cơ ngăn chặn đến dòng chảy thương mại cũng như sự phát triển của kinh tế toàn cầu.

Ở đây cần nói đến những cuộc chiến tranh thương mại, xung đột thương mại mà ẩn chứa đằng sau đó chính là cuộc cạnh tranh địa chính trị của giữa những nền kinh tế và những siêu cường trên thế giới. Cũng có thể nói năm 2020 cho thấy chưa bao giờ mà chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy gắn với chặt chẽ với nhau để tạo nên những biểu hiện cũng như những sự phát triển nhiều cấp độ khác nhau của bảo hộ mậu dịch.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Thành công của 2020 là tiền đề cho thành công của 2021
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Năm 2021 sẽ là năm “lửa thử vàng”, thử ý chí, sự quyết tâm, nhận thức và thử thách cả ý thức trách nhiệm của chúng ta (Ảnh: Cấn Dũng)

Và chính vì vậy, có thể coi năm 2020 chính là năm thử thách rất lớn của toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa thương mại.

Một điểm nữa là trong năm 2020, chúng ta cũng chứng kiến những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những nền tảng số, công nghệ số làm dịch chuyển những hoạt động về đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ và hợp tác ở các lĩnh vực giữa các nền kinh tế trên thế giới.

Có thể nói 2020 năm của những những biến động, thậm chí còn chứa đựng rất nhiều những nhân tố, yếu tố được coi là tiềm ẩn những nguy cơ trong tương lai.

Chẳng hạn như dịch Covid-19 đã có những biến thể mới rất nguy hiểm với độc tính cũng như khả năng lây lan rất nhanh chóng, gấp nhiều lần so với chủng virus cũ. Và thế giới đang chứng kiến những xung đột về thương mại và cả những cạnh tranh địa chính trị ở mức độ gay gắt và phức tạp hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, chúng ta phải khẳng định rằng năm 2020 là năm rất phức tạp và đầy biến động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự ngăn cản sự phát triển và phát triển bền vững của thế giới nói chung và kinh tế thương mại nói riêng.

Tuy nhiên, 2021 cũng sẽ còn tiếp tục tiềm ẩn những nguy cơ bao gồm những yếu tố đó.

Quay trở lại với 2020 thì rõ ràng chúng ta cũng thấy cộng đồng quốc tế và trong đó có Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn để vượt qua những khó khăn, mặc dù có những yếu tố và những vấn đề nhiều khi nó vượt quá khả năng hiểu biết của con người cũng như những điều kiện thực tiễn như trong kiểm soát và xử lý, trong kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh.

Nhưng chúng ta đã nỗ lực rất lớn trong việc ứng phó kịp thời. Đơn cử như câu chuyện chúng ta đang chứng kiến những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong tìm kiếm các loại vaccine để điều trị cho hữu hiệu, rồi những biện pháp để phối hợp trong các hoạt động giãn cách xã hội, cách ly các khu vực, nhưng đồng thời đang tiếp tục các nỗ lực khôi phục và đưa các hoạt động về phát triển kinh tế về trạng thái bình thường.

Ở đây cần nói thêm là mục tiêu đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường cũng là mục tiêu chung của nhiều nước chứ không chỉ riêng của Việt Nam, vì đó là nhu cầu tất yếu của đời sống, của nhân dân các nước. Chính vì vậy năm 2020 chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực liên tục và mạnh mẽ của cộng đồng thế giới.

Có thể nói Việt Nam là một tấm gương điển hình cho sự quyết liệt, sự nhạy bén, sự đoàn kết, thống nhất và có cả những biện pháp thể hiện rõ sự chia sẻ và phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.

Và vì vậy mục tiêu kép mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong tất cả các chiến lược về phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát dịch bệnh cũng như phát triển kinh tế, theo quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc tập trung để bảo đảm an toàn cho tính mạng người dân và ổn định đời sống của nhân dân, của doanh nghiệp để tiếp tục phát triển bền vững và gắn với hội nhập sâu rộng của đất nước đã được thể hiện rất rõ trong năm 2020.

Những bài học kinh nghiệm dựa trên thực tế, những giải pháp, biện pháp mà chúng ta đã quyết liệt, đồng bộ, nhất quán thực hiện trong năm 2020 sẽ là những bài học rất quý giá và rất có ý nghĩa cho chúng ta. Thậm chí nó chính là những nền tảng và những tiền đề để cho chúng ta có thể hướng tới những mục tiêu có thể nói là rất tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi cho năm 2021.

Với những quyết sách của chúng ta dựa trên kinh nghiệm chúng ta đã có được, với sự vào cuộc trên cơ sở đồng lòng, thống nhất của cả hệ thống chính trị cả nước, đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu, có thể tin tưởng rằng năm 2021 cùng với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, chúng ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh để có thể đạt được những mục tiêu rất có ý nghĩa, đồng thời rất quan trọng cho năm đầu tiên để triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước, thực hiện những mục tiêu trong đường lối, văn kiện chính trị mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thông qua.

Bộ trưởng có thông điệp gì để khẳng định những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021?

Trong năm 2021, chúng ta có rất nhiều nhiệm vụ và những yêu cầu mà có thể nói vừa thể hiện tính cấp bách cần thực hiện trong năm 2021 cũng như các mục tiêu chiến lược và dài hạn của đất nước như đã nêu trên, như văn kiện chính trị và Nghị quyết đã nêu rất rõ tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tuy nhiên, ở đây để khẳng định lại tính cần thiết và tính ưu tiên, chúng ta cần xác định rõ năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và có những diễn biến phức tạp thì những mục tiêu được Đảng, Nhà nước nêu lên và được Chính phủ cụ thể hóa trong những yêu cầu trong những chỉ thị, nghị quyết về việc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để bảo đảm an toàn tính mạng người dân cũng như bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Thành công của 2020 là tiền đề cho thành công của 2021
Những thành công của năm 2021 cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm quý trong điều hành của năm 2021

Cùng đó là phối hợp với cộng đồng quốc tế để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, kết hợp với việc tiếp tục khôi phục và đưa nền kinh tế thật sự trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục có những động năng cho phát triển mới, bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân cũng như tiếp tục xây dựng những nền tảng tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước trong kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm sắp tới.

Đó là những mục tiêu xuyên suốt và đồng thời cũng có tính cấp bách, cần phải tập trung quyết liệt để thực hiện. Ở đây chúng ta phải nhấn mạnh một yếu tố là dịch bệnh Covid-19 hoàn toàn không đơn giản, mặc dù chúng ta đã có vaccine để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, nhưng chúng ta không bao giờ được mất cảnh giác bởi tốc độ và sự lây lan cũng sự chuyển biến thay đổi rất nhanh, rất phức tạp của virus Corona.

Nếu như chúng ta chỉ cần mất cảnh giác, lơ là trong các khâu phòng, chống bệnh thì công tác kiểm soát dịch bệnh sẽ kém hiệu quả, thậm chí sẽ có những nguy cơ rất lớn cho đất nước, cho nền kinh tế, cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Chính vì vậy, điều đầu tiên mà chúng ta phải thống nhất là yêu cầu nghiêm ngặt nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh phải được quán triệt, thống nhất, tổ chức một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất, tất cả các cấp, các ngành, ở tất cả các khu vực trong xã hội, từ trong người dân, doanh nghiệp cho đến các tổ chức trong hệ thống chính trị chúng ta.

Các hoạt động để phát triển, khôi phục, đưa kinh tế trở lại trạng thái bình thường cũng phải dựa trên nền tảng bảo đảm kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ và hiệu quả. Đó là một nguyên tắc sống còn của chúng ta trong năm 2021 cũng như những năm tới.

Thứ hai nữa là câu chuyện tiếp tục khôi phục và đưa nền kinh tế hoạt động bình thường phải đặt trong bối cảnh mới của năm 2021 có đầy đủ cả những cơ hội, những điều kiện thuận lợi cũng như ý thức được đầy đủ về những thách thức, áp lực. Trong đó phải kể đến những khung khổ hội nhập mới mà chúng ta đang tham gia rất sâu rộng, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Đây là những cơ hội mà có thể nói chưa bao giờ chúng ta có được một cách đồng bộ và toàn diện như vậy trong tất cả các lĩnh vực và chính những hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này sẽ là cơ hội để chúng ta khai thác, biến nó thành những động năng phát triển mới cho đất nước và cho nền kinh tế.

Tiến trình cải cách và tiếp tục hội nhập sẽ là những yêu cầu bắt buộc trong khuôn khổ của các hiệp định thương mại tự do cũng như hội nhập, nhưng đồng thời cũng là nhu cầu tự thân của hệ thống chính trị cũng như của đất nước chúng ta để tiếp tục hoàn thiện về mặt thể chế pháp luật cũng như tiếp tục giải phóng các nguồn lực xã hội, hướng tới năng lực cạnh tranh ngày càng cao hơn và bền vững hơn của tất cả các cấp độ, của cả nền kinh tế, của các doanh nghiệp cũng như của các sản phẩm dịch vụ cũng như cả cạnh tranh của chúng ta.

Chính vì vậy, một điều kiện đầu tiên và không thể thiếu được, đó chính là những nội dung hướng tới việc tiếp tục các hoạt động cải cách ở mức độ sâu rộng hơn nữa. Đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố đồng bộ và toàn diện để bảo đảm cho một môi trường đầu tư kinh doanh và cả thể chế cần tiếp tục hoàn thiện, phù hợp và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, khai thác các nguồn lực, để có những động lực mới cho phát triển.

Đặc biệt phải tập hợp và tổng kết cho được những bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách hội nhập và cải cách trong thời gian vừa qua nhằm đưa ra những bài học, tiến tới các giải pháp cụ thể để làm cho tốt và đạt hiệu quả trong 2021 và những năm tới.

Đơn cử như năm 2021 phải là năm mà chúng ta cần tiếp tục và có sự phát triển mang tính đột biến hơn nữa trong cơ cấu lại các ngành kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp, trong nông nghiệp và các ngành khác để tiếp tục hoàn thiện một cách đồng bộ các thị trường. Đặc biệt là chúng ta phải hướng tới việc tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu trong bối cảnh do những diễn biến mới của dịch bệnh, do những diễn biến mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, do những diễn biến mới của cạnh tranh địa chính trị đang tạo ra những cơ hội mới, trào lưu mới của dịch chuyển của dòng đầu tư, của các luồng công nghệ cũng như của các nguồn nhân lực và các xu thế hợp tác mới.

Đây chính là cơ hội để chúng ta có thể rút ngắn được thời gian, rút ngắn được khoảng cách một cách có hiệu quả nhất trên cơ sở phát huy và khai thác tối đa những cơ hội từ hội nhập, từ chuyển đổi số từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba là năm 2021, yếu tố rất quan trọng của chúng ta phải tiếp tục quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất, gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Bởi vì năm 2020 là năm mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn.

Chúng ta có những điều kiện thuận lợi trong hội nhập, có điều kiện thuận lợi trong là khai thác những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong chuyển đổi số cùng những thuận lợi trong những chính sách của Đảng và Nhà nước và điều hành nhất quán của Chính phủ. Tuy nhiên, năm 2020 do những hạn chế về năng lực cạnh tranh, quy mô, tiềm lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta đã bị những tác động sâu sắc theo hướng tiêu cực của Covid- 19. Cùng đó các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như cạnh tranh địa chính trị như đã nêu, sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, rồi thì sự co hẹp của các thị trường, giảm cầu các khu vực và trên thị trường quốc tế và năng lực cạnh tranh còn hạn chế của chúng ta trong nhiều lĩnh vực, sản phẩm ngành hàng đã làm cho chúng ta bị thua thiệt và bị ảnh hưởng, nhất là trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của chúng ta vốn hướng nhiều về thị trường ngoài nước, hoạt động xuất nhập khẩu.

Chính vì vậy, dịch Covid-19 bên cạnh những tác động như trên cũng tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người lao động. Do đó, năm 2021 cho thấy cần phải có chính sách mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn, kịp thời hơn nữa của Chính phủ và các cơ quan chức năng để chúng ta đồng hành cùng với doanh nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Bên cạnh những giải pháp về mặt tiếp tục đơn giản hóa, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn nữa cho doanh nghiệp, phải tính đến các cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua những tác động mà Covid-19 đang gây ra.

Chúng ta chứng kiến năm 2020 những các giải pháp hỗ trợ rất có hiệu quả của Chính phủ về việc giãn thuế, hoãn nộp thuế hay là hỗ trợ tiền điện, các gói hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp, cho người lao động. Đó là những kinh nghiệm rất quý và trên thực tế đã giúp cho chúng ta phát huy được hiệu quả trong năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021 sẽ không hề đơn giản khi những diễn biến tiếp tiếp theo và yêu cầu cho cộng đồng doanh nghiệp, cho người lao động cho thấy vai trò của Chính phủ và của khu vực nhà nước sẽ cần phải tính đến để có thể cạnh tranh và phát triển ổn định và thuận lợi hơn.

2021 cũng là năm mà chúng ta cũng sẽ tiếp tục chứng kiến sự phức tạp, diễn biến căng thẳng trong tranh chấp thương mại. Không chỉ các xung đột thương mại giữa các siêu cường mà còn có thể chứng kiến những tác động của nó đến các quan hệ thương mại của liên khu vực, của các nhóm các quốc gia và của các khối thương mại.

Vì vậy, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp của Việt Nam cũng cần phải định vị lại và xác định cho rõ được những điều kiện thuận lợi, những ưu thế mới, những cơ hội mới để nhanh chóng tiếp cận được với thị trường, nhanh chóng tiếp cận được với các dòng chảy thương mại và dịch chuyển của trào lưu đầu tư công nghệ để từ đó sớm cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh theo hướng gia tăng hơn nữa những năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị.

Đặc biệt là những hiệp định thương mại tự do và hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đòi hỏi sự chủ động cũng như sự đồng hành tích cực và chặt chẽ hơn nữa giữa khu vực nhà nước với khu vực doanh nghiệp. Không chỉ còn là những nỗ lực riêng của mỗi bên để tiếp cận những cơ hội của các hiệp định thương mại tự do mà cần phải hòa quyện trong những chương trình hành động đã được Chính phủ ban hành, những nỗ lực chung của cộng đồng doanh nghiệp, của các hiệp hội ngành hàng cũng như của chính quyền các cấp.

2021 sẽ là năm “lửa thử vàng”, thử ý chí, sự quyết tâm, thử nhận thức và thử thách cả ý thức trách nhiệm của chúng ta. Nếu như chúng ta tập trung thực hiện tốt Nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua những thách thức, thử thách của năm 2021 cũng như tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, hướng tới mục tiêu của năm 2030 và 2045- những sự kiện trọng đại của đất nước, đưa đất nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập trung bình cao.

Xin Bộ trưởng cho biết cụ thể những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Công Thương cần phải tập trung?

Những nội dung đề cập ở trên có thể nói là hơi rộng nhưng có thể nói cũng đã toát lên một số những nội dung yêu cầu nhiệm vụ. Có thể tóm lược lại một cách đơn giản như thế này. Thứ nhất, trong năm 2021 mục tiêu ưu tiên hàng đầu của ngành Công Thương là thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc và kịp thời những chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân cũng như tiếp tục khôi phục nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường, bảo đảm sự ổn định đời sống của nhân dân cũng như tiếp tục thực hiện tốt các kế hoạch và chiến lược phát triển của đất nước.

Thứ hai, để thực hiện tốt những điều đó thì Bộ Công Thương phải tiếp tục thực hiện tốt các Nghị quyết 01, 02 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các chương trình hành động Chính phủ đã ban hành trong thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, với các nước trong CPTPP, Hiệp định thương mại kinh tế đối tác toàn diện RCEP. Đây đều là những nội dung nền tảng để chúng ta vừa thực thi được thành công hội nhập nhưng đồng thời tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Thứ ba, chúng ta phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ của cơ cấu và cơ cấu lại các ngành kinh tế, đặc biệt là theo hướng phải gắn các cơ cấu nền kinh tế của công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng hướng vào chiều sâu, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng và đồng thời theo hướng khởi nghiệp sáng tạo và tiếp tục tạo thuận lợi để thu hút các nguồn lực phát triển, khai thác tối đa những ưu thế và điều kiện vượt trội từ các FTA mà chúng ta đã có.

Thứ tư, chúng ta phải tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa công tác phát triển thị trường, đặc biệt là trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do cũng như các cuộc hội nhập theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa và đẩy nhanh hơn nữa việc tham gia vào trong các chuỗi cung ứng. Để từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như đẩy cho sự phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tổ chức lại các cùng với các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp phối hợp tổ chức lại các mô hình sản xuất để từ đó nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các ngành hàng nông sản thực phẩm cũng như của ngành nông nghiệp trong hội nhập chung của thế giới.

Đây cũng là yếu tố sống còn để giúp cho ngành nông nghiệp và người nông dân của chúng ta có thể hội nhập thành công trong chiến lược hội nhập chung của đất nước.

Thứ năm, chúng ta phải sớm tổ chức triển khai ngay, đưa vào trong thực tiễn của cuộc sống các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng mà đã được thể hiện rất rõ trong các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về phát triển năng lượng bền vững hay là Nghị quyết 23 về chính sách công nghiệp quốc gia.

Đây là những hòn đá tảng rất quan trọng để chúng ta định hướng cho việc xây dựng và phát triển hạ tầng năng lượng thiết yếu, rất quan trọng, mang tính sống còn cho nền kinh tế để phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới.

Hay là xây dựng những ngành công nghiệp để bảo đảm cho xây dựng một nền kinh tế tự chủ và độc lập, bảo đảm được việc tham gia sâu rộng và có hiệu quả trong các chuỗi cung ứng khu vực, phạm vi toàn cầu của khu vực và toàn cầu, tránh sự phụ thuộc nhiều vào các đối tác. Những nhân tố này được xem là then chốt để bảo đảm cho chúng ta có thể thực hiện thành công chiến lược hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

Có một điểm mới và năm 2021 Bộ Công Thương sẽ phải tập trung cùng các bộ, ngành thực hiện, đó là việc tổ chức thực hiện gắn với việc đi đôi kiểm tra, đánh giá, kể cả trong các nghị quyết hay các chương trình hành động trong các chiến lược. Đây là những vấn đề có tính thiết yếu và rất cấp bách.

Bởi vì đường lối, quan điểm của chúng ta đã có, cả các khuôn khổ luật pháp của chúng ta cũng có, nhưng khâu tổ chức thực hiện thì thực tế đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc giám sát, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện để từ đó tiếp nhận những phản ánh từ thực tiễn cuộc sống nhằm tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện, thay đổi và bảo đảm hiệu quả cao hơn cho việc khung khổ luật pháp, các cơ chế, chính sách là quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng sẽ được thực thi.

Còn một điểm cuối cùng chúng tôi cho rằng năm 2021 đòi hỏi ngành Công Thương nói chung và Bộ Công Thương nói riêng quyết liệt, tập trung đổi mới các phương thức làm việc cũng như hoạt động, kể cả trong các nội dung của quản lý nhà nước lẫn cách thức tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Tôi nói ví dụ đơn cử như việc tổ chức thực thi Luật Quy hoạch mới được ban hành. Trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương, trong phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để tổ chức xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, quy hoạch về năng lượng, dầu khí hay là quy hoạch về thị trường thương mại, bán lẻ.

Tất cả những cái này đều đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bám sát với thực tiễn để có sự điều chỉnh, tổ chức lại để bảo đảm hiệu quả hoạt động, để thực thi pháp luật cũng như tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển của chúng ta sát với thực tiễn, mang lại hiệu quả cao hơn, tránh lãng phí nguồn lực và tránh được sự chồng chéo trong hoạt động của các bộ, ngành. Đồng thời loại bỏ những nguy cơ của những khoảng trống pháp luật bị lợi dụng để trục lợi các cấp độ khác nhau, loại trừ những nguy cơ của tham nhũng, lãng phí cũng như các hành vi tiêu cực khác. Đây là những đòi hỏi rất lớn đối với ngành Công Thương và Bộ Công Thương trong năm 2021.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra những quyết định rất quan trọng về phát triển kinh tế và trong đó có cả hội nhập quốc tế. Trên đà hội nhập, chúng ta đã ký và thực thi được rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thời gian qua và vị thế của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Trong năm 2021 này, những việc cần được đặc biệt quan tâm trong tổ chức thực thi để có thể tận dụng một cách hiệu quả hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này là gì?

Có thể nói, năm 2020, với việc chúng ta ký tới 3 hiệp định thương mại là Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh. Chúng ta đã trở thành một quán quân trong tổ chức thực hiện, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác và đặc biệt là đối với một nền kinh tế đang phát triển trình độ như của Việt Nam thì đây quả thực là một nỗ lực rất lớn, có ý nghĩa tích cực.

Nhờ quá trình hội nhập của chúng ta thời gian vừa qua cũng như những kết quả cụ thể nêu trên, đã có sự chuyển biến rất căn bản trong nền tảng vĩ mô của chúng ta từ cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, rồi các ổn định vĩ mô khác của nền kinh tế và của đất nước đều được đảm bảo.

Trên cơ sở đó ổn định kinh tế, ổn định trật tự chính trị xã hội đều được bảo đảm, góp phần tạo nên những tiền đề và những nền tảng rất quan trọng để tiếp tục phát triển bền vững trong những năm tới và như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói, chưa bao giờ chúng ta có một cơ đồ như hiện nay. Rõ ràng chúng ta có thể có quyền tự tin, rất tự tin vào đường hướng, quan điểm phát triển cũng như là những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong tổ chức thực thi.

Và như vậy năm 2021 chúng ta hoàn toàn có quyền tự tin để hướng tới những mục tiêu rất tốt đẹp và rất khả quan mà trước hết là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của chúng ta, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của chúng ta đều đã được cải thiện ổn định và phát triển theo hướng bền vững từ cấp độ khu vực đến cấp độ quốc tế.

Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm rất quý báu trong hội nhập và đó là những bài học mà chỉ có được từ thực tiễn, được chứng minh từ thực tiễn rằng nó sẽ phát huy hiệu quả. Chúng ta đã có được những nền tảng rất quan trọng để cơ sở vật chất kinh tế xã hội ổn định như đã nói ở trên, của cán cân xuất nhập khẩu.

Chúng ta đã từng đặt mục tiêu đến năm 2020 mới có cân bằng thương mại. Nhưng liên tục từ năm 2016 đạt được thặng dư sau hàng nhiều thập kỷ chúng ta liên tục bị thâm hụt. Chúng ta đã có kiểm soát về lạm phát ở mức theo đúng định hướng điều hành để tạo ra ổn định vĩ mô, phục vụ cho phát triển. An ninh, quốc phòng, hòa bình là môi trường vô cùng cần thiết đã được chúng ta bảo đảm để phục vụ cho phát triển.

Đó là tiền đề, là nền tảng rất quan trọng để chúng ta tự tin bước vào năm 2021. Riêng trong đối với vấn đề hội nhập, qua quá trình tổng kết cho thấy còn một số vấn đề mà chúng ta cần phải tập trung quyết liệt để giải quyết cho được.

Một là nhận thức, hiểu biết thông qua công tác phổ biến pháp luật và cập nhật các thông tin liên quan đến các khung khổ hội nhập, các hiệp định thương mại của chúng ta thời gian vừa qua còn làm chưa tốt, chưa đồng bộ, chưa toàn diện ở nhiều nơi, nhiều khu vực, nhiều thời điểm. Đây là một cản trở, hạn chế việc thực thi hội nhập nói chung cũng như trong việc khai thác những cơ hội của các khung khổ hội nhập.

Thứ hai là mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp, giải pháp, từ phổ biến pháp luật và cung cấp thông tin tuyên truyền nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế trong việc khai thác những cơ hội của các hiệp định thương mại tự do hội nhập mà chúng tôi cho rằng có mấy vấn đề.

Vấn đề thứ nhất như đã nói ở trên là thông tin, đặc biệt là những thông tin chuyên sâu, cụ thể để gắn vào với những chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp từ những khung khổ hội nhập này chưa được cụ thể hóa, chưa được cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời.

Vấn đề thứ hai là bản thân cộng đồng doanh nghiệp do hạn chế về quy mô, về tiềm lực, về nguồn lực, nhân lực nên cũng chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cho chiến lược hội nhập, đặc biệt là từ những thực tiễn của các khuôn khổ hội nhập chúng ta đã và đang có.

Vấn đề thứ ba là sự phối hợp giữa các bộ, ngành cũng như cộng đồng doanh nghiệp cũng còn chưa được bảo đảm. Đặc biệt là khâu trong tổ chức như hoàn thiện hệ thống nội luật, các cơ sở pháp lý từ những cam kết hội nhập nhiều khi còn chậm trễ và không được đồng bộ đã làm cho cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể khác không khai thác được và thậm chí trong nhiều trường hợp còn bị chịu những thiệt hại do cạnh tranh trong hội nhập.

Vấn đề thứ tư là chúng ta phải xác định cho rõ, hội nhập và các hiệp định thương mại tự do chỉ là một công cụ, là một điều kiện để chúng ta thực thi phát triển được hiệu quả theo hướng bền vững. Nhưng để khai thác được những điều kiện, cơ hội hội nhập này thì cái quan trọng là nội lực của ta phải phát triển và phải dựa trên những nền tảng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp chúng ta. Vì vậy cả ngành nông nghiệp, các ngành công nghiệp, các ngành kinh tế khác cần phải được sớm tái cơ cấu lại để đảm bảo quy mô của của ngành sản xuất đó, năng lực, đặc biệt là năng lực dựa trên công nghệ, trên năng suất lao động, trình độ phải được giải quyết, được cải thiện.

Thậm chí trong một số ngành đặc thù như ngành nông nghiệp thì những điều kiện cụ thể để phục vụ cho nâng cao năng suất lao động và trình độ công nghệ thì lại phụ thuộc chính vào vấn đề tích tụ hạn điền và trình độ của người nông dân. Đây là những nút thắt mới cần phải được giải quyết và rõ ràng, chỉ có sự vào cuộc một cách đồng bộ, nhất quán của tất cả các bộ, ngành từ trong xây dựng luật pháp, hoàn thiện thể chế cho đến thực thi các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nhất là trong các chương trình hành động thực thi các hiệp định thương mại tự do mới giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề này.

Đó là một số những nét lớn mà chúng ta cũng cần phải lưu tâm. Ngoài ra còn có rất nhiều nội dung khác nữa, có thể nó chưa phải là những vấn đề phổ biến nhưng không thể né tránh được, đó là trình độ hiểu biết của doanh nghiệp trong các hoạt động thương mại quốc tế, đơn cử như những câu chuyện liên quan đến những rào cản kỹ thuật, liên quan đến hoạt động phát triển thị trường, liên quan đến hoạt động xử lý các tranh chấp thương mại thông qua các công cụ phòng vệ thương mại. Đây đều là những yếu tố có thể nói là sẽ có thể ảnh hưởng rất sâu sắc và mạnh mẽ đến thành công của các doanh nghiệp trong phát triển thị trường và trong cạnh tranh, trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đấy cũng là những nhiệm vụ của cơ quan chức năng như của Bộ Công Thương và bộ, ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Hy vọng và tin tưởng rằng năm 2021 với những nhận thức mới và đầy đủ, chúng ta sẽ có những hành động đầy đủ, kịp thời và có tính toàn diện, đồng bộ để từ đó thực hiện thành công được chiến lược hội nhập cũng như các chiến lược phát triển bền vững.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Quang Lộc (ghi)
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việc Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã có hàng loạt cuộc làm việc song phương, đa phương để thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.
Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.
Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Sáng 16/3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động toàn dân thực hiện tiết kiệm điện và Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024.
Sẽ lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 4/2024

Sẽ lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 4/2024

Chiều 15/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 15/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp Ban soạn thảo Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), cuộc họp do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Quan hệ Việt Nam - tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc): Sẽ ưu tiên hợp tác 3 nội dung trọng điểm

Quan hệ Việt Nam - tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc): Sẽ ưu tiên hợp tác 3 nội dung trọng điểm

Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền tỉnh Sơn Đông sẽ thúc đẩy hợp tác trong 3 nội dung trọng điểm, trong đó có ưu tiên kết nối các lĩnh vực tiềm năng.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với tỉnh Sóc Trăng về việc đưa điện lưới ra Côn Đảo

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với tỉnh Sóc Trăng về việc đưa điện lưới ra Côn Đảo

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đã làm việc về dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo với UBND tỉnh Sóc Trăng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm đẩy mạnh giải pháp đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm đẩy mạnh giải pháp đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Nhằm đưa đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối về đích đúng tiến độ, chất lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Nhiều tiềm năng mở rộng quy mô thương mại Việt Nam-Thụy Điển

Nhiều tiềm năng mở rộng quy mô thương mại Việt Nam-Thụy Điển

Hợp tác song phương Việt Nam - Thụy Điển ngày càng được đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Thụy Điển.
Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 12/3, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban định kỳ về đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand: Đưa kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 3 tỷ USD vào năm 2026

Bộ trưởng Thương mại New Zealand: Đưa kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 3 tỷ USD vào năm 2026

Trên trang facebook cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thương mại New Zealand bày tỏ kỳ vọng, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-New Zealand sẽ đạt 3 tỷ USD vào 2026
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng công chức, viên chức, người lao động nữ ngành Công Thương.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Australia

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Australia

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có hoạt động tiếp xúc, làm việc song phương dày đặc bên lề Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động