Tại công văn này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khẩn trương rà soát đánh giá việc thực hiện và báo cáo các nội dung chi phí.
Các số liệu được Bộ Tài chính đề nghị gồm báo cáo chi tiết chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam; Premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng (lưu ý: các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm, hao hụt, giám định, ... không bao gồm VAT). Thời kỳ thu thập số liệu báo cáo: Từ 21/10/2022 đến 14/11/2022
Theo đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu gửi các báo cáo nêu trên, có so sánh, phân tích đánh giá so với kỳ báo cáo trước (1/6/2022 - 20/10/2022); đánh giá cụ thể về tính bất thường và tác động đến hoạt động kinh doanh của đơn vị, kiến nghị, đề xuất về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) (các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đồng gửi về Bộ Công Thương) trước 10 giờ sáng ngày 15/11/2022.
“Đề nghị Bộ Công Thương phối hợp cung cấp tài liệu, đôn đốc các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo kịp thời, chính xác. Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo trung thực, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan thanh tra, kiểm toán sau này (nếu có) về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các thông tin, số liệu báo cáo của đơn vị”- Công văn của Bộ Tài chính nêu.
Các cây xăng đã bước đầu giảm thiểu tình trạng quá tải khi đổ xăng |
Trong khi đó, ghi nhận tại một số cây xăng khu vực nội thành Hà Nội từ chiều 12/11/2022 cho thấy tình hình cung ứng xăng dầu đã có những chuyển biến tích cực.
Đặc biệt tại nhiều cây xăng bước đầu đã giảm rõ rệt tình trạng xếp hàng “rồng rắn”, chen lấn khi vào mua xăng. Khách đổ xăng đã có thể "thư thái" hơn đối chút khi vào đổ xăng.
Việc cung ứng xăng dầu cho Hà Nội cũng được cải thiện với việc lượng xăng dầu nhập tăng lên cũng như xe tải vận chuyển xăng dầu đã được phép di chuyển vào ban ngày.