Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024

Với việc tăng tốc phục hồi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng tăng trưởng toàn ngành năm 2024 sẽ đạt 3,2 - 4%.
Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Lễ hội trái cây Việt Nam Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng Định vị lại thị trường trà 9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD

Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc trao đổi với phóng viên, báo chí xung quanh vấn đề này.

Thưa Thứ trưởng, tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng vừa qua, mặc dù chúng ta mới qua 3/4 thời gian của năm, nhưng đã đạt được khoảng 84% mục tiêu đặt ra. Ông có thể chia sẻ cụ thể về kết quả này?

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%; nhập khẩu 32,42 tỷ USD, tăng 7,5%. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2%.

Bộ Nông nghiệp không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024. (Ảnh: N.H)
Bộ Nông nghiệp không hạ mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2024. (Ảnh: N.H)

Đáng chú ý, trong tháng 9, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,85 tỷ USD, tăng 31% so với tháng 9/2023; trong đó, xuất khẩu nông sản chính 3,41 tỷ USD (tăng 50,9%), lâm sản 1,33 tỷ USD (tăng 11%), thủy sản 920 triệu USD (tăng 13,4%), chăn nuôi 46,1 triệu USD (tăng 19,1%).

Tính chung 9 tháng, hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%. Đóng góp vào kết quả này có: nông sản 24,85 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản 12,46 tỷ USD, tăng 20,3%; thủy sản 7,23 tỷ USD, tăng 9,5%; chăn nuôi 376 triệu USD, tăng 3,8%...

Do ảnh hưởng của lũ bão, đặc biệt sau cơn bão số 3, các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, nông nghiệp khu vực này quy mô không lớn, xuất khẩu chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Nam, miền Trung. Do đó, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu tháng 9 vẫn đảm bảo duy trì, thậm chí còn tăng hơn 8 tháng đầu năm.

3 tháng cuối năm, tôi cho rằng, đây là cái thời điểm thuận lợi để chúng ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024.

Mưa lũ vừa qua tại các tỉnh miền Bắc gây thiệt hại không nhỏ, công tác khắc phục, hỗ trợ bà con tái sản xuất cũng như thúc đẩy xuất khẩu từ nay đến cuối năm được triển khai như thế nào, thưa ông?

Năm 2020, khi lũ, bão xảy ra, ảnh hưởng rất lớn, khi đó, cần tính chọn đối tượng nào để phục hồi sản xuất nhanh, đồng thời, huy động những nguồn lực xã hội cùng với cơ chế chính sách của Chính phủ để phục hồi đà tăng trưởng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến (ảnh Nguyễn Hạnh)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Và năm đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp đạt 2,62%. Toàn khóa 2016-2020 chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng 2,65%.

Cơn bão số 3 đi qua gây thiệt hại khoảng 80.000 tỷ đồng cho toàn nền kinh tế, trong đó, riêng nông nghiệp thiệt hại khoảng 30% trong tổng số này. Với thực trạng thiệt hại này, Bộ đã có văn bản chỉ đạo từ xử lý môi trường đến phòng chống dịch bệnh cũng như tổ chức các hội nghị phục hồi sản xuất. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, toàn ngành nông nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Và chúng tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng, nếu thực nghiêm túc Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ; cùng với việc tổ chức triển khai các giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra, chúng ta sẽ sớm khôi phục sản xuất, ổn định lại đời sống cho bà con nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Vừa qua, Ấn Độ đã gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo, việc này được nhận định sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xuất khẩu gạo Việt Nam. Về phía Bộ sẽ có sự chuẩn bị gì để duy trì giá trị xuất khẩu cũng như sản lượng gạo, thưa ông?

Hiện gạo Việt Nam đã có thị phần nhất định, chất lượng gạo Việt ổn định. Hết 9 tháng năm 2024, chúng ta đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, với giá trị 4,37 tỷ USD, tăng 23,5%. Chúng tôi tin chắc rằng, với hệ sinh thái lúa gạo trong chuỗi giá trị ngành hàng gắn với thị trường đã chặt chẽ và bài bản hơn. Do đó, việc biến động chính sách của Ấn Độ, gạo Việt sẽ có tác động nhưng không quá nhiều.

Là quốc gia nông nghiệp nhưng chúng ta hiện nay nhập khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi, đâu là nguyên nhân thưa ông?

Hiện Việt Nam đã hội nhập khu vực và quốc tế, do đó, chúng ta cũng phải mở cửa. Việc này giúp thúc đẩy phát triển sản xuất, cập nhập khoa học công nghệ. Trong thời gian vừa qua, Bộ cũng tập trung vào 3 mũi nhọn để duy trì tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi.

Bởi ngành chăn nuôi có quy mô tới 33 tỷ USD, chiếm 5% GDP ngành nông nghiệp. Nếu không duy trì được tăng trưởng thì chúng ta sẽ khó đạt được mức tăng trưởng 3,24% của toàn ngành nông nghiệp.

Do đó, việc đầu tiên cần thực hiện là tập trung cho xuất khẩu. Chúng ta đã có doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà đi Nhật Bản, EU và hiện nay, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi đang đặc biệt quan tâm thị trường Halal với quy mô 2,2 tỷ người. Bên cạnh đó, là tập trung chống buôn lậu gia cầm ở phía Bắc và buôn lậu lợn ở phía Nam.

Có thể thấy, 9 tháng đầu năm mặc dù ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 nhưng các chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu của ngành nông nghiệp khá yên tâm. Đó là lúa gạo thu hoạch đạt 34,01 triệu tấn, tăng 1,5%, xuất khẩu gạo đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% với lượng 7,01 triệu tấn, tăng 9,2%. Sản lượng thịt các loại đạt 6,13 triệu tấn, tăng 4,8%.

Trong chăn nuôi, với gà công nghiệp chỉ cần hơn 1 tháng, gà lông màu trên 3 tháng, vịt ngan chỉ có 45-50 ngày, chăn nuôi lợn khoảng 4 tháng là có sản lượng. Cùng với việc thúc đẩy sản xuất tại những địa phương có quy mô lớn để bù đắp sản lượng thiếu hụt từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tin tưởng sẽ sớm phục hồi sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản để đảm bảo nguồn cung cho trong nước và xuất khẩu.

Nếu chúng ta khôi phục nhanh với những đối tượng phù hợp, tôi tin rằng chúng ta sẽ duy trì đà tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp từ 3,2% đến 4% trong năm 2024 này.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, ngành da giày về đích, đạt trên 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2023. Nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất.
11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao so với nhiều nước khu vực ASEAN và châu Á.
Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động