Bộ Nông nghiệp sẽ điều tra, xác minh rau VietGAP “dởm” biến hình vào siêu thị

Liên quan đến vấn rau VietGAP “dởm” biến hình vào siêu thị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ điều tra, xác minh vụ việc này.
Quản lý thị trường vào cuộc vụ "rau VietGAP rởm" bán trong siêu thị Vụ rau sạch 'biến hình' vào Winmart, Tiki ngon: Cần xử lý nghiêm!

Nghi ngờ về gian lận thương mại

Tiêu chuẩn VietGAP "thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam" - sản phẩm an toàn - do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Để lấy chứng nhận này tưởng khó nhưng thực tế lại dễ như... mua rau, mà báo Tuổi trẻ thông tin, hiện đang được dư luận quan tâm.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, về quy trình cấp phép VietGAP như sau: Hiện có 3 đơn vị gồm Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bộ Khoa học và Công nghệ được phép cấp giấy phép cho Tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Việc cấp giấy phép cho các Tổ chức này căn cứ vào điều kiện tiêu chuẩn của Nghị định 107/2016 của Chính phủ ban hành.

Người tiêu dùng mua rau tại siêu thị Winmart (ảnh minh họa)
Người tiêu dùng mua rau tại siêu thị Winmart. Ảnh minh họa

Trong đó, nếu Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chỉ làm duy nhất lĩnh vực trồng trọt thì sẽ do Cục Trồng trọt phụ trách. Nếu Tổ chức này làm từ 2 lĩnh vực trở lên, ví dụ cả chăn nuôi và trồng trọt thì sẽ gửi hồ sơ đến Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục này sẽ xem xét cấp phép. Còn nếu Tổ chức này trong cả lĩnh vực nông nghiệp, công thương và khoa học công nghệ thì sẽ nộp hồ sơ lên Bộ Khoa học công nghệ để xin cấp phép.

Khi đảm bảo đủ các yêu cầu theo nghị định 107/2016 của Chính phủ ban hành thì các Tổ chức này sẽ được cấp phép và sẽ hoạt động như là một doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… muốn chứng nhận sản phẩm của họ là sản phẩm được sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP thì sẽ đăng ký và làm việc với các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp này.

Sau khi đăng ký, các Tổ chức này sẽ tiến hành đánh giá lại doanh nghiệp sản xuất theo quy trình và yêu cầu của Tiêu chuẩn VietGAP đã được ban hành.

Khi đủ điều kiện thì các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp sẽ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất này một chứng nhận là sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp cũng có trách nhiệm giám sát, đánh giá các doanh nghiệp sản xuất - đơn vị mà các Tổ chức này đã cấp chứng nhận.

Còn phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ không quản lý các doanh nghiệp sản xuất mà chỉ quản lý các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Hay nói cách khác, việc cấp chứng nhận VietGAP là do các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp làm chứ không phải Cục Trồng trọt hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tính đến thời điểm này, trong lĩnh vực trồng trọt, theo số liệu không đầy đủ, có trên 40 tổ chức được cấp quyết định là Tổ chức chứng nhận sự phù hợp VietGAP. Trong đó, Cục Trồng trọt cấp cho 12 tổ chức, còn trên 30 tổ chức do Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp.

“Hằng năm, đơn vị chức năng sẽ yêu cầu các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp báo cáo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ yêu cầu được những đơn vị mà chúng tôi cấp chứng nhận thôi, còn những đơn vị khác thì chúng tôi không đủ thẩm quyền. Trong trường hợp có việc gì xảy ra thì các cấp thẩm quyền sẽ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đột suất. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt”, ông Cường chia sẻ thêm.

Về tình trạng tràn lan việc cấp giấy chứng nhận VietGAP như báo Tuổi Trẻ phản ánh, ông Cường cho rằng, ở đây, vấn đề có thể là do gian lận thương mại chứ không phải cấp tràn lan từ cơ quan quản lý.

Có thể có hai loại gian lận. Thứ nhất, do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp làm gian lận, không thực hiện đúng quy trình mà vẫn cấp cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện chứng nhận VietGAP.

Thứ 2, việc tem VietGAP thật dán vào sản phẩm Viet GAP dởm có thể do chính các đơn vị sản xuất đã được công nhận VietGAP hoặc do các nhà cung cấp cho các đơn vị phân phối. Tránh nhiệm này thuộc cả doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp cho các doanh nghiệp phân phối và của cả Tổ chức chứng nhận sự phù hợp.

Liên quan đến vấn đề chứng nhận VietGAP tưởng khó nhưng thực tế lại dễ như... mua rau, mà báo Tuổi trẻ thông tin, ông Cường cho biết, với các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp thuộc Cục Trồng trọt cấp phép, hiện Cục đang yêu cầu họ báo cáo. Đồng thời, sẽ rà soát lại và kiểm tra xem có đúng tình trạng xảy ra như thế hay không, sai phạm ở đâu, nếu cần thiết thì chúng tôi sẽ thực hiện thanh tra và kiểm tra đột xuất. Tùy theo mức độ vi phạm chúng tôi sẽ xử lý như phạt tiền hoặc thu hồi giấy phép.

“Trong số 5 tổ chức mà báo Tuổi trẻ đưa tin là có gian lận thì chỉ có 1 tổ chức do Cục Trồng trọt cấp, còn 4 tổ chức còn lại chúng tôi không biết đơn vị nào cấp cả”, ông Cường chia sẻ thêm.

Sẽ điều tra, xác minh rau VietGAP “dởm”

Về phía Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, trong Công văn số 1231/QLCL-CL2 ngày 21/9 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản gửi các đơn vị chức năng liên quan nêu rõ, trong những ngày gần đây, Báo Tuổi trẻ đăng tải một loạt bài viết với tiêu đề “Rau sạch dởm 'biến hình' vào siêu thị”.

Theo đó, Báo Tuổi trẻ phản ánh một số công ty đã thu gom rau ở chợ đưa về đóng gói, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị.

Qua các bài viết của Báo Tuổi trẻ nêu trên cho thấy hiện tượng vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Để ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm nêu trên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Bắc Ninh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, quyền lợi người tiêu dùng…

Lưu ý kết hợp kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa trong các hoạt động thẩm định, thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch. Tổ chức thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Khi phát hiện vi phạm cần tổ chức điều tra, truy xuất, thu hồi, xử lý hàng hóa vi phạm và các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Riêng đối với địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, đề nghị Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tổ chức điều tra, xác minh nội dung thông tin báo nêu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và truy xuất, thu hồi, xử lý vi phạm theo hướng dẫn nêu trên. Kết quả triển khai đề nghị gửi báo cáo về Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trước ngày 5/10/2022.

Phóng viên Báo Công Thương cũng đã liên hệ với ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ghi nhận những ý kiến phản hồi về những thông tin trên, những đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như giải pháp như thế nào về việc này. Ông Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ sẽ trao đổi lại về công tác quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản với các đơn vị chức năng và sẽ thông tin lại.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Mặc dù tình hình giải ngân vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia cao hơn cả nước, tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Một số chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia tại Cần Thơ đạt về số lượng nhưng về thực chất thì chưa tới.
Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Nhằm đồng hành trong bảo vệ, phát triển rừng cũng như phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, Quỹ Việt Nam xanh đã được thành lập để đạt được mục tiêu kép này.
Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Dù đã đạt kết quả khả quan tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch tỉnh Yên Bái cần nhiều hơn sự hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tiến hành làm việc, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

ĐBQH nêu, việc lạm dụng hóa chất, thuốc bảo quản rau củ quả đang diễn ra hàng ngày. Liệu hình thức xử phạt chưa đủ răn đe hay trong khâu quản lý chưa chặt chẽ?
Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Việc hoàn thành 2 tiêu chí số số 4 về điện nông thôn và tiêu chí số 7 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong lĩnh vực ngành Công Thương còn gặp khó.
Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Cam mặt trời là giống cây sinh trưởng tự nhiên, không có sự can thiệp của hóa học nên có vị ngọt dịu, thanh mát và giá thành thuộc hàng đắt đỏ nhất hiện nay.
Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Với mong muốn giúp nhà nông trồng lúa quản lý dịch hại, Bayer chính thức giới thiệu giải pháp quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả mang tên Council Complete 300SC.
Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Mạng lưới chợ nông thôn tại Tiền Giang đã và đang phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần mở rộng thị trường nông thôn.
Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Dù còn nhiều khó khăn song tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây chợ nông thôn để đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới.
Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chợ, tỉnh Bạc Liêu hướng tới phát triển khu vực kinh tế nông thôn, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, tỉnh Bình Thuận đang từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 7% nhu cầu, còn lại 93% là nhập khẩu, đa phần để chế biến thức ăn chăn nuôi. Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?
Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Dự kiến, ngày 8/12 sắp tới, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”.
Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ, Hà Giang cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành

Bên cạnh việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong nội thành, Hà Nội cũng cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành.
Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Chính phủ sẽ họp với các địa phương về chống khai thác IUU

Chính phủ sẽ họp với các địa phương về chống khai thác IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu người đứng đầu các địa phương phải nỗ lực cao nhất để cùng Trung ương quyết tâm sớm gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU.
Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Long An: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Long An hướng đến đẩy mạnh áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới

Hậu Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử là giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Tính đến hết tháng 12/2022, chỉ có 13 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp còn hiệu lực, chiếm chưa tới 1,3% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh hướng đến nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Hải Dương: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Hải Dương: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Tập huấn kỹ năng số, hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử,… tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động