Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm đầu mối giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình việc giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu 5 giải pháp xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả Bộ Nội vụ đề xuất phương án sáp nhập cấp huyện, xã

Ngày 18/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng ban Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 chủ trì và chỉ đạo phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Ảnh: VGP: Nhật Bắc

Điểm sáng trong cải cách hành chính

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã đưa ra đánh giá chung về kết quả thực hiện cải cách hành chính năm 2024 cũng như trong quý I/2025, nhấn mạnh những tiến bộ và đột phá đáng kể trong quá trình này.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt chú trọng đến đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, nâng cao vai trò kiến tạo, hỗ trợ bên cạnh chức năng quản lý. Điều này thể hiện rõ ràng trong các kết quả bước đầu tích cực của năm 2024, đặc biệt là thúc đẩy phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về công tác tổ chức bộ máy, đã có nhiều thay đổi quan trọng, được xem như một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị. Các kết quả cụ thể bao gồm:

Giảm từ 22 bộ và cơ quan ngang bộ xuống còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ. Giảm 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ.

Tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ đã được tinh gọn mạnh mẽ: Giảm toàn bộ 13/13 tổng cục và tương đương (100%); giảm 519 cục và tổ chức tương đương (77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (54,1%); giảm 3.303 chi cục và tổ chức tương đương (91,7%).

Tại các địa phương, theo chỉ đạo của Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố đã thực hiện tinh gọn bộ máy: Giảm 343 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (29%); giảm 1.454 cơ quan chuyên môn cấp huyện (17,5%).

Cùng với đó, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương cũng được sắp xếp lại đáng kể.

Về chuyển đổi số và chính phủ điện tử, Chính phủ đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số. Điều này tạo nền tảng vững chắc để phát triển xã hội số, công dân số và kinh tế số, góp phần hiện đại hóa nền hành chính quốc gia.

Dù đã đạt nhiều kết quả quan trọng, song theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, công tác cải cách hành chính vẫn còn một số tồn tại như: Việc chỉ đạo, điều hành, triển khai cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế, chính sách pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi, đặc biệt là liên quan đến phân cấp, phân quyền.

Một số bộ, ngành, địa phương vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả. Việc đồng bộ, kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành chưa đạt được sự liên thông, thông suốt.

Chủ tịch UBND Bình Định Phạm Anh Tuấn báo cáo về việc xây dựng chính quyền không giấy tờ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành trên cả nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

8 nhiệm vụ trọng tâm

Về nhiệm vụ chính trị chung của Chính phủ năm 2025, đối với nhiệm vụ cải cách hành chính từ nay đến hết năm 2025, Tiểu ban Cải cách hành chính đề xuất 8 nhiệm vụ cơ bản.

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ Chương trình tổng thể cải cách hành chính 2021-2030. Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

Thứ hai, tiếp tục cải cách thể chế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng kiến tạo, phát triển và tăng trưởng; tháo gỡ các nút thắt thể chế đang cản trở sự phát triển. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Thứ ba, sơ kết chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành đánh giá Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân. Báo cáo Chính phủ và công khai thông tin tại hội nghị định kỳ đầu tháng 4/2025.

Thứ tư, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đảm bảo quá trình sắp xếp diễn ra thận trọng, hiệu quả.

Thứ năm, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Mở rộng mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công tại cấp tỉnh.

Thứ sáu, nâng cao kỷ cương hành chính và thực thi pháp luật. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai hiệu quả các chính sách mới về quản lý nhân sự.

Thứ bảy, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy tự chủ và xã hội hóa dịch vụ công.

Thứ tám, thực hiện chương trình chuyển đổi số. Triển khai hiệu quả Nghị quyết 03 của Chính phủ về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia.

Bộ Chính trị vừa tổ chức cuộc họp và thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương.

Sau khi tổng hợp, đề án sẽ được báo cáo lên Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào giữa tháng 4/2025. Sau Hội nghị Trung ương, một hội nghị toàn quốc sẽ được tổ chức để triển khai việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp nhằm vun đắp mối quan hệ Việt - Trung.
Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.
Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Chỉ thị số 45-CT/TW quy định rõ độ tuổi, thời điểm xác định độ tuổi tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế.
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng; vừa phát triển cho chính mình, vừa phát triển cho đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Thực tiễn lịch sử 75 năm qua cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung”.
Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Dù nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% mà Chính phủ đã đề ra.
Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Thủ tướng yêu cầu mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lúc này cần phải lớn mạnh hơn nữa, xông pha, tham gia mạnh mẽ hơn vào thực hiện 3 đột phá chiến lược
Cởi trói cơ chế, đưa khoa học tiến xa hơn

Cởi trói cơ chế, đưa khoa học tiến xa hơn

Nhà nước quản lý mục tiêu, quản lý đầu ra, quản lý kết quả, hiệu quả nghiên cứu, không quản lý cách làm. Sự thông thoáng này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.
Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Phương án tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, Chính phủ dự kiến có tối đa 4 Phòng chuyên môn tại UBND; bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã sau mở rộng.
Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng

Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng

Việt Nam-Trung Quốc thống nhất đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng, nhằm tăng cường định hướng chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ song phương.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Truyền hình Trung ương Trung Quốc

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Truyền hình Trung ương Trung Quốc

Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông.
Chi tiết phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Chi tiết phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh được quy định chi tiết tại Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025.
Phê duyệt đề án sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt đề án sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp.
Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao (5G, AI, IoT, bán dẫn), phát triển xanh và chuyển giao công nghệ...
Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu

Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu '6 hơn'

Trên cơ sở khởi điểm lịch sử mới, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam kiên định gìn giữ tình hữu nghị ban đầu, tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “6 hơn”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân cần đột phá, truyền cảm hứng hơn nữa

Thủ tướng: Đề án phát triển kinh tế tư nhân cần đột phá, truyền cảm hứng hơn nữa

Yêu cầu đặt ra với phát triển kinh tế tư nhân cần mang tính phấn đấu cao hơn nữa, tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng và nỗ lực, quyết tâm thực hiện.
Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung chứng kiến trưng bày loạt văn kiện hợp tác giữa hai nước

Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung chứng kiến trưng bày loạt văn kiện hợp tác giữa hai nước

Chiều 14/4, sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Trình Quốc hội dự thảo Luật Thanh tra trước 15/4

Trình Quốc hội dự thảo Luật Thanh tra trước 15/4

Tổng Thanh tra Chính phủ được giao thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trình Quốc hội chậm nhất là ngày 15/4/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động