Cải cách tiền lương: Lương mới phải cao hơn lương cũ Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dôi dư 21.700 người sau sáp nhập huyện, xã Bộ Nội vụ thông tin chính thức về cải cách tiền lương từ 1/7 |
Theo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Nội vụ, cơ quan này đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xây dựng Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Bộ Nội vụ đã chủ động đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thiện Đề án “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025”.
Đến nay, có 53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thiện phương án tổng thể; trong đó cấp huyện thực hiện sắp xếp là 49 đơn vị, gồm 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 40 đơn vị khuyến khích và liền kề, sau sắp xếp dự kiến giảm 12 đơn vị.
Cấp xã thực hiện sắp xếp là 1.247 đơn vị, gồm 745 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 502 đơn vị khuyến khích và liền kề, sau sắp xếp dự kiến giảm 624 đơn vị.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà |
Tính đến 30/6, Bộ Nội vụ đã nhận được 28/53 hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, chủ trì tổ chức thẩm định, hoàn thiện trình Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ xem xét, thông qua Đề án của 5 địa phương.
9 địa phương đang hoàn thiện đề án sau thẩm định gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Hải Dương, Quảng Trị, Cà Mau, Yên Bái, Bình Định, Tiền Giang.
14 địa phương đang hoàn thiện hồ sơ để tổ chức thẩm định, trong đó 3 địa phương đã tổ chức khảo sát là Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh.
11 địa phương đang hoàn thiện hồ sơ gồm Thái Bình, Hà Nội, Điện Biên, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Hưng Yên, Bến Tre, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Khánh Hòa.
Báo cáo cũng nêu rõ 25 tỉnh, thành phố đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện đề án.
Kỷ luật 1.338 cán bộ, công chức, viên chức
Tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức, kể cả đã nghỉ việc, nghỉ hưu; đẩy mạnh các giải pháp nhằm thực hiện quy định của Đảng về kịp thời thay thế, đình chỉ công tác đối với cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật. Trong đó, cán bộ 139 người, công chức 432 người, viên chức 767 người.
Các bộ, ngành, địa phương trong 6 tháng đầu năm 2024 đã thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức được 13.965 người (bộ, ngành tuyển dụng 169 công chức, 391 viên chức; địa phương tuyển dụng 1.519 công chức, 11.886 viên chức).
Tuyển dụng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP được 30 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ (bộ, ngành tuyển dụng 04 người, địa phương 26 người) để bổ sung vào đội ngũ án bộ, công chức, viên chức của cả nước.
Ảnh minh hoạ |
Tinh giản 3.853 biên chế
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương về cơ bản đã sử dụng đúng số biên chế được giao, không vượt quá số biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
Kết quả thực hiện tinh giản biên chế công chức, viên chức trong 6 tháng đầu năm 2024 của bộ, ngành, địa phương theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ tổng số là 3.853 người; trong đó, bộ, ngành là 107 người (47 công chức, 60 viên chức), địa phương là 3.746 người (530 công chức, 3.216 viên chức).
Về xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm, đến nay, 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành phê duyệt Đề án vị trí việc làm, Bộ Nội vụ đã tổng hợp kết quả phê duyệt vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Một số địa phương đã thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quản lý biên chế, xây dựng vị trí việc làm như: Hưng Yên, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh, Đồng Nai, Kon Tum, Quảng Ngãi, An Giang, Hậu Giang, Sơn La, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã cử 94.437 công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức vụ, chức danh và vị trí việc làm (trong đó, bộ ngành có 11.553 lượt người và địa phương có 82.884 lượt người).