Bộ NN&PTNT: Đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nông sản

Trước những diễn biến mới của dịch Covid- 19, ngày 9/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) gửi Thư tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu nông sản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường hai nước.    

Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm chỉ đạo các lực lượng Hải quan các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam tăng cường hợp tác, khắc phục các khó khăn trước mắt, kéo dài thời gian làm việc thông quan hàng ngày, tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và thủ tục kiểm dịch xuất nhập cảnh qua biên giới.

bo nnptnt de nghi trung quoc tao thuan loi cho xuat nhap khau nong san

Bộ NN&PTNT đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nông sản

Cùng ngày, Bộ NN&PTNT có Công văn số 2487/BNN-CBTTNS gửi UBND các tỉnh, thành phố; các Hiệp hội ngành hàng nông sản về đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

Công văn nêu rõ, hiện nay, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số địa phương phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào nội địa.

Cụ thể, từ ngày 03/4/2020, phía Quảng Tây (Trung Quốc) đã ban hành thông báo về việc tăng cường quản lý dịch bệnh từ nước ngoài tại các cửa khẩu đường bộ và đường thủy, theo đó thực hiện quản lý nghiêm cửa khẩu và các đường mòn biên giới. Ngoài cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Bằng Tường), cửa khẩu Đông Hưng (Đông Hưng); các cửa khẩu (lối mở) khác gồm cửa khẩu đường sắt Bằng Tường, cửa khẩu Thủy Khẩu (huyện Long Châu), cửa khẩu Ái Điểm (huyện Ninh Minh), cửa khẩu Động Trung (Khu Phòng Thành), lối mở Pò Chài (Bằng Tường), lối mở Lũng Vài (Bằng Tường), cầu phao tạm km3+4 (Đông Hưng), lối mở Nà Ráy (Tịnh Tây) chỉ duy trì chức năng thông quan hàng hóa; tạm thời đóng các cửa khẩu, lối mở khác, thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt đối với hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Tại các cửa khẩu trên bộ, cấm thông hành đối với người của nước thứ 3.

Từ ngày 30/3/2020, phía Trung Quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, quản lý chặt chẽ các lái xe và đại lý khai báo Hải quan người Trung Quốc sang khu vực cách ly phía Việt Nam để giao dịch; không cho phép các lái xe đến từ các tỉnh đã có ca bị lây nhiễm của Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc. Đồng thời đề nghị thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu chở hàng qua lại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan và cặp cửa khẩu phụ Tân Thanh - Pò Chài sẽ áp dụng từ ngày 7/4/2020, yêu cầu lái xe đến từ các tỉnh chưa phát sinh ca bị lây nhiễm dịch bệnh không được ra khỏi địa bàn thành phố Lạng Sơn và phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với Covid-19; chỉ những người có tên trong danh sách Đội lái xe mới được xuất cảnh, nhập cảnh chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại hai bên.

Theo thông báo từ phía thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), từ ngày 7/4/2020 các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam chỉ thông quan 5 tiếng/ngày (buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 12 giờ đến 14 giờ (theo giờ Hà Nội), nghỉ vào các ngày cuối tuần và dịp lễ, tết. Phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường quản lý đối với xe hàng và lái xe qua biên giới. Đối với xe hàng xuất nhập cảnh, tiến hành khử trùng kỹ theo quy trình liên quan; yêu cầu đăng ký đối với tất cả lái xe chở hàng qua biên giới, thực hiện vận tải theo điểm và tuyến cố định. Xe hàng Việt Nam thực hiện bốc dỡ tại bãi hàng được chỉ định tại khu vực cửa khẩu, lái xe phía Việt Nam chỉ được giới hạn hoạt động tại khu vực bãi hàng và xuất cảnh trong ngày.

Phía Trung Quốc cũng thông báo cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài ngày 8 -9/4 làm việc từ 7h30 theo giờ Hà Nội; sau 14 giờ chiều không cho xe hàng sang nữa và đúng 16h30 hết giờ làm việc (theo giờ Hà Nội), lái xe chưa giao được hàng sẽ được bố trí về qua mốc 1090 (đường cũ).

Trước tình hình trên, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung được thuận lợi, tránh ùn ứ phương tiện và hàng hóa xuất khẩu, gây thiệt hại cho thương nhân, doanh nghiệp và người dân, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở NN&PTNT, Sở Công Thương rà soát, thông báo tới các doanh nghiệp trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Lạng Sơn để chờ thông quan hết số hàng đang tồn đọng tại cửa khẩu.

Phía tỉnh Lạng Sơn và các địa phương biên giới chủ động bám sát tình hình, kịp thời thông báo tới các địa phương cả nước về tình hình thông quan trong thời gian tới. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không bị ứ đọng cục bộ, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ…

Đối với các Hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản, cộng đồng doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin chính xác, điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản, trước mắt tạm dừng đưa hàng nông sản lên Lạng Sơn, bám sát tình hình, cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, các tỉnh biên giới về tình hình thông quan, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Động viên các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản nhất là các sản phẩm phục vụ chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đề nghị các địa phương, Hiệp hội ngành hàng thường xuyên chủ động cập nhật thông tin, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của địa phương, ngành hàng, doanh nghiệp để Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giải quyết, trường hợp các kiến nghị vượt thẩm quyền, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài công văn gửi các tỉnh, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành làm việc phía các tỉnh biên giới của Trung Quốc để kiến nghị cho nhập khẩu nông sản qua tất cả các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bao gồm: Chi Ma, Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, Pò Nhùng góp phần tăng khả năng thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hiện nay và trong thời gian tới; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét đề nghị phía bạn kéo dài thời gian thông quan tại cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn từ 07h00 đến 22h00 (giờ Hà Nội) và 08h00 đến 23h00 (giờ Bắc Kinh) đối với hàng nông sản xuất nhập khẩu của cả hai bên.

Toàn tuyến các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc hiện có 34 cửa khẩu, bao gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 20 cửa khẩu phụ. Trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng số xe hàng hóa mà Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tuyến biên giới phía Bắc đạt 38.493 xe, ở chiều nhập khẩu ghi nhận 32.635 xe hàng hóa nguyên phụ liệu, hoạt động xuất nhập khẩu nông sản tại các cửa khẩu một số tỉnh biên giới phía Bắc.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

3 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 8,08 tỷ USD

3 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 8,08 tỷ USD

3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178,04 tỷ USD. Trong bối cảnh đơn hàng khó khăn, Việt Nam vẫn xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản chờ cơ hội bứt tốc

Xuất khẩu thủy sản chờ cơ hội bứt tốc

Xuất khẩu thủy sản sang Canada tăng 59%, sang Australia tăng 18%, sang Mỹ tăng 22%, sang Trung Quốc tăng 44%,... doanh nghiệp thủy sản đang chờ cơ hội bứt tốc.
Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada không khai thác được lợi ích CPTPP, do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa việc này.
Dữ liệu tồn kho tiếp đà hồi phục, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Dữ liệu tồn kho tiếp đà hồi phục, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm. Dự kiến giá cà phê trong thời gian tới sẽ chịu áp lực do nguồn cung mới từ Brazil và Indonesia.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô.

Tin cùng chuyên mục

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Giá cà phê Robusta bật tăng 2,71%, tạo đỉnh mới trong 30 năm, giá Arabica tăng thêm 1,38%, lên mức cao nhất trong ba tuần.
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Kết quả Hội nghị Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Asean- Hàn Quốc (AKFTA) vừa được ban tổ chức công bố với việc thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Các chủng nấm Chytrid và bệnh Ranavirus được đưa vào diện kiểm soát trong dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản" của Hàn Quốc.
Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.
2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 02 tháng đầu năm, chiếm hơn 38-39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn.
2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 131 triệu USD, tăng 21%. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ sang nhiều thị trường đang tăng phi mã.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Trong 5 nguồn cung hồ tiêu ngoại khối chủ yếu của Đức, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất trong năm 2023.
Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Sáng ngày 26/3, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024.
Tỷ giá USD suy yếu thúc đẩy giá cà phê Arabica tăng trở lại

Tỷ giá USD suy yếu thúc đẩy giá cà phê Arabica tăng trở lại

Tỷ giá USD/BRL suy yếu đã lấn át tốc độ hồi phục của dữ liệu tồn kho trên Sở ICE-US, từ đó thúc đẩy lực tăng đối với giá cà phê Arabica.
Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Tháng 2/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng mạnh 92,5% về lượng, tăng 87,9% về kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 1/2024.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 15,9 triệu tấn thép, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2016.
Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 8.735 tấn, tương đương 36,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 28,3%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động