Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều chỉnh mức học phí theo lộ trình phù hợp
Giáo dục - Đào tạo Thứ hai, 06/06/2022 - 15:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trước thông tin khiến dư luận xôn xao về việc dự kiến tăng học phí của các trường đại học và các địa phương thời gian qua, thông tin với báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn giải thích: Lộ trình tăng học phí căn cứ vào Nghị định 81/2021 có hiệu lực từ ngày 15/10/2021. Tuy nhiên, vào thời điểm chuẩn bị ban hành nghị định này, dịch bệnh Covid-19 tương đối phức tạp.
Theo đó, ông Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất và được giữ nguyên học phí năm học 2021 - 2022 như năm 2020 - 2021.
![]() |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc xác định mức học phí cũng như lộ trình tăng học phí phù hợp |
Về khung học phí đối với các năm học tiếp theo, theo ông Sơn: Đối với giáo dục phổ thông, từ năm 2022 khung học phí đã nêu cụ thể trong Nghị định 81. Từ các năm sau trở đi, Hội đồng nhân dân các địa phương sẽ căn cứ tình hình cụ thể về điều kiện kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, đặc điểm của địa phương và khả năng đóng góp thực tế của người dân để quyết định khung học phí, hoặc áp dụng mức học tại địa phương cho giáo dục mầm non và phổ thông.
"Mức này quy định không quá 7,5%/năm. Theo lộ trình học phí dự kiến đến năm 2025 mới tính đủ chi phí cho cấp đại học. Đối với giáo dục mầm non và phổ thông thì đến năm 2030 tính đủ chi phí. Nghị định 81 quy định khung học phí, mức trần, sàn. Trên cơ sở đó, các địa phương quy định mức học phí theo khung học phí" - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thông tin.
Đề cập đến việc, hiện người dân đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc tăng học phí sẽ ảnh hưởng tới nhiều em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng tình về vấn đề này, ông Sơn cho hay, mặc dù sau dịch bệnh, mọi hoạt động trở lại bình thường, nhưng việc phục hồi kinh tế - xã hội cần nhiều thời gian, tại các địa phương, còn nhiều gia đình khó khăn.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc xác định mức học phí cũng như lộ trình tăng học phí phù hợp tình hình cụ thể tại địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân, khả năng đóng góp của phụ huynh.
Bộ cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra các khoản thu học phí của các cơ sở giáo dục để không xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.
Ông Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ Giáo dục và Đào tạo được Chính phủ giao tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng học phí, nghiên cứu toàn diện tác động của việc tăng học phí tới các đối tượng khác nhau; đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, các gia đình khó khăn.
"Việc này cần đánh giá kỹ tác động đối với các bậc học khác nhau, để có đề xuất phù hợp. Trên cơ sở đó, đề xuất Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ cần thiết" - ông Sơn cho biết.
Bên cạnh đó, ông Sơn khẳng định: Bộ sẽ tiếp tục có những hướng dẫn để các địa phương, cơ sở đại học căn cứ theo tình hình cụ thể sẽ có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn khách quan và khả năng chi trả của người dân, đặc biệt là nhu cầu tổ chức dạy và học trong tình hình mới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Điểm chuẩn vào lớp 10 tỉnh Nam Định năm 2022

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử một cách hợp lý, khoa học

Hội thi điều dưỡng Công an nhân dân giỏi 2022 mang tính chuyên môn cao

Meeting With PM 2022 tìm kiếm ý tưởng có ích cho xã hội

Giá sách giáo khoa tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường tăng học phí, Bộ Giáo dục và Đào tạo có để “trên bảo dưới không nghe”?

Phát triển nguồn nhân lực: Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội: Triển khai đào tạo theo định hướng ứng dụng

Tăng học phí sẽ gây khó khăn cho nhiều vùng nông thôn, miền núi

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung: Mở rộng cơ hội học tập và nghề nghiệp

10.000 hiệu trưởng trên toàn quốc tham gia dự án “Trường học hạnh phúc”

Hà Nội công bố đáp án các môn thi tuyển sinh lớp 10

Khởi xướng chiến dịch “Gieo yêu thương, ươm mầm hạnh phúc” cho trẻ em

KOTO tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cho 95 học viên

Tuyển sinh lớp 10: Hơn 12.000 sĩ tử "giành" suất vào trường chuyên tại Hà Nội

Đáp án đề thi môn Toán lớp 10 Hà Nội năm 2022

Đề thi Toán chính thức vào lớp 10 của Hà Nội năm 2022

Đáp án môn Tiếng Anh vào lớp 10 tại Hà Nội

Gợi ý đáp án đề thi Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 năm 2022 tại Hà Nội

Đề thi Ngữ văn lớp 10 ở Hà Nội: Khó phân loại được học sinh giỏi

Tuyển sinh lớp 10: Gần 107.000 thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên

Tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2022 của 63 tỉnh thành mới nhất

Đến ngày 17/6 có 234 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022

Loạn với sách tham khảo, sách bài tập
