Bộ Công Thương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo C/O điện tử
Thương mại 13/04/2023 09:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
C/O mẫu D: Doanh nghiệp cần lưu ý gì? Tận dụng C/O ưu đãi trong CPTPP ra sao sau 3 năm thực thi hiệp định? Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì? |
Ngày 10/10/2022, Bộ Công Thương có Thông báo số 257/TB-BCT về việc in giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy A4 thông thường.
Theo Thông báo này, để tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, từ ngày 15/10/2022 thương nhân đề nghị cấp một số loại C/O có thể tải mẫu C/O và tự in từ Hệ thống eCoSys tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn.
Các loại C/O mà thương nhân có thể tự in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO bao gồm: mẫu D, AANZ, AK, AI, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VK, VJ, VC, VN-CU và S.
![]() |
Giao diện hệ thống eCoSys |
Trong thời gian chuyển tiếp, kể từ ngày 15/10/2022 đến hết ngày 15/4/2023, thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng mẫu C/O của các loại trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân.
Theo Bộ Công Thương, hiện có rất nhiều cách làm thủ công khác nhau để in các mẫu PDF như dùng word, excel, dùng pdf bản quyền có phí rất cao… nhưng đều phải tạo dữ liệu copy vào từng trang Orig, Dup, Trip. Quá trình này phát sinh một số trở ngại khiến doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, dễ nhầm lẫn, sai sót.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp in mẫu C/O nhanh chóng, thuận lợi và chính xác, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Ecomviet) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã xây dựng ứng dụng hỗ trợ in C/O trên PDF theo đúng mẫu do Bộ Công Thương đã thông báo.
![]() |
![]() |
Hình ảnh về phiên bản phần mềm dùng thử |
Phiên bản phần mềm dùng thử tại địa chỉ http://vsign.vn dự kiến được triển khai cuối tháng 4/2023. Với nỗ lực đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình khai báo C/O điện tử Ecomviet kỳ vọng, nhờ có phiên bản phần mềm dùng thử, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí; in mẫu C/O được chính xác theo quy định, tránh việc sai sót trong quá trình in C/O hoặc bị cơ quan quản lý trả lại do in sai, lệch, thay đổi format mẫu C/O.
Doanh nghiệp sẽ được dùng thử phần mềm từ cuối tháng 4/2023 đến hết 31/5/2023 để có những trải nghiệm thực tế và nhận định một cách khách quan về điểm khác biệt của phiên bản mới so với phiên bản trước đó. Trong thời gian thử nghiệm, Ecomviet sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục vướng mắc và tiếp tục cập nhật để phần mềm ngày càng tối ưu và hoàn thiện hơn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Sầu riêng vào vụ thu hoạch, số lượng xe hàng chờ qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến

5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Cầu nối đưa nông sản Trà Vinh "phủ sóng" trên sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3%

Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

EC lùi thời hạn thanh tra chống khai thác IUU tại Việt Nam đến tháng 10/2023

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

"Mãn nhãn" với những chùm vải chín mọng tại Phiên chợ Vải Hưng Yên năm 2023

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%

Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy ý kiến sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại

Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh

Hướng dẫn quy trình và thủ tục chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm của Ấn Độ

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Thương mại Đắk Nông duy trì phát triển

Diễn đàn và hội chợ xuất khẩu TP.HCM: Tạo lực đẩy cho hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc có bị gia tăng sức ép cạnh tranh?
