Bộ Công Thương nỗ lực xử lý "điểm nóng" môi trường, kiểm soát nguồn thải trong công nghiệp

Bộ Công Thương luôn bám sát, thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao, góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành Công Thương.
Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ ngành Công Thương

Ông Vũ Ngọc Hưng- Trưởng phòng Bảo vệ môi trường Công Thương- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh nội dung này!

Việt Nam đang phát triển nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cùng với tăng trưởng kinh tế, chất lượng môi trường ngày càng suy giảm; ô nhiễm lan rộng, với nhiều “điểm nóng” về môi trường, nhất là các khu vực tập trung cho sản xuất công nghiệp. Theo ông những nguyên nhân chính nào dẫn đến thực trạng trên?

Ngày 29/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2022/NĐ-CP quy định Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong đó giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là đơn vị đầu mối về triển khai công tác bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương.

Ông Vũ Ngọc Hưng- Trưởng phòng Bảo vệ môi trường Công Thương- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương)
Ông Vũ Ngọc Hưng- Trưởng phòng Bảo vệ môi trường Công Thương- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương)

Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù ngành Công Thương đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường cần được quan tâm giải quyết. Thời gian qua, xuất hiện nhiều "điểm nóng" về môi trường, nhất là các khu vực tập trung cho sản xuất công nghiệp và thương mại, một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực trạng trên cụ thế:

Thứ nhất, do hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, bất cập tạo ra khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng giải quyết được các chồng chéo, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay là một trong các yêu cầu cấp bách.

Thứ hai, năng lực quản lý nhà nước về môi trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường từ Trung ương xuống đến địa phương còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng hiện nay.

Thứ ba, công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu; thiếu sự đầu tư phát triển cũng là một nguyên nhân quan trọng làm thất thoát, lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn chế.

Thứ năm, nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác đầu tư, chú trọng cho công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia chưa hiệu quả.

Trong những năm qua, ngành Công Thương đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường như thép, nhiệt điện, hóa chất, khoáng sản, luyện kim... Ông có thể chia sẻ về những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn vừa qua?

Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực xử lý, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, Bộ đã ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ nhiều văn bản, chính sách trong các lĩnh vực có liên quan nhằm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương, quản lý hồ chứa quặng đuôi, phát triển ngành công nghiệp môi trường, quản lý tro xỉ nhiệt điện, quản lý các nhiệm vụ môi trường ngành Công Thương, điển hình là: Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 8/9/2020 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/2/2017 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025…

Gần đây nhất, ngày 22/8/2023, đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 ban hành Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường.

Các chính sách này đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương.

Tập trung thực hiện công tác phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường: Thực hiện các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương hiện đang rà soát, đánh giá khả năng, nhu cầu tái sử dụng, tái chế chất thải và các quy định, hướng dẫn về tái sử dụng, tái chế chất thải trong một số ngành công nghiệp phát sinh nhiều chất thải.

Trước đó, năm 2021, Bộ Công Thương đã hoàn thành điều tra, đánh giá nguồn phát sinh chất thải của các ngành: Hóa chất - phân bón, thép, nhiệt điện, thuộc da, sơn, giấy, gốm sứ - thủy tinh, nhựa, bia - rượu - nước giải khát. Đáng chú ý, ngành nhiệt điện than phát sinh khoảng 13 - 14 triệu tấn/năm tro xỉ; Ngành hóa chất phát sinh khoảng 0,8 - 1,2 triệu tấn/năm chất thải rắn công nghiệp; khoảng 10,1 triệu m3/năm nước thải công nghiệp; khoảng 21,8 - 25,2 tỷ m3/năm khí thải công nghiệp; khoảng 2.000 tấn/năm chất thải nguy hại; Ngành giấy phát sinh khoảng 75,9 - 83,3 nghìn tấn/năm chất thải rắn; 8,5 - 9,3 triệu m3/năm nước thải; 1,14 - 1,30 tỷ m3/năm khí thải công nghiệp; 12,9 - 34,6 nghìn tấn/năm chất thải nguy hại…

Trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện công tác thống kê, kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải và quản lý chất thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được giao theo Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương như: “Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn cả nước”; “Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và xây dựng Đề án quốc gia thiết lập hệ thống thu hồi, xử lý và tái chế tấm pin điện mặt trời thải bỏ”; “Xây dựng chính sách quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường ở Việt Nam”.

Trong những năm qua, ngành Công Thương đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải
Trong những năm qua, ngành Công Thương đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã triển khai các hoạt động nhằm quản lý hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tập trung đối với một số lĩnh vực môi trường được dư luận quan tâm cụ thể là Phòng ngừa và kiểm soát phát thải thủy ngân; Quản lý tro, xỉ, thạch cao trong các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón; Quản lý vận hành các hồ chứa quặng đuôi…

Đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện than trong thời gian qua luôn được tiến hành sát sao, thường xuyên, kịp thời chỉ đạo để xử lý các vấn đề ô nhiễm phát sinh trong quá trình vận hành của nhà máy.

Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Bộ Công Thương về lĩnh vực bảo vệ môi trường, xin ông cho biết những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức, cơ hội phát triển kinh tế trong thời gian tới?

Để quản lý hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, Bộ Công Thương luôn bám sát và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa các sự cố, rủi ro môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành Công Thương.

Một số nhiệm vụ tập trung thực hiện thời gian tới, bao gồm: Tập trung phối hợp cùng các bộ/ngành, địa phương và các doanh nghiệp triển khai thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được giao tại Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, bao gồm các nội dung về phát triển ngành công nghiệp môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy, phát triển kinh tế tuần hoàn và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động bảo vệ môi trường khác. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn trong quá trình triển khai.

Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương như quản lý, tiêu thụ tro xỉ, thạch cao; quản lý vận hành các hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản...

Xây dựng kế hoạch và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho các đơn vị (các Sở Công Thương địa phương, các Tập đoàn,Tổng công ty, doanh nghiệp ngành Công Thương) để tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xin cảm ơn ông!

Việt Anh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết miền Bắc tuần tới sẽ diễn biến ra sao?

Thời tiết miền Bắc tuần tới sẽ diễn biến ra sao?

Dự báo thời tiết những ngày tới, miền Bắc sẽ tăng nhiệt, ban ngày có nắng, trời chỉ còn rét về đêm và sáng trong khi mưa lớn ở Trung bộ giảm dần.
Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 2 tuyến đường thí điểm dành cho xe đạp dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình sẽ cần khoảng 10 tỷ đồng.
Thời tiết hôm nay 3/12/2023: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết hôm nay 3/12/2023: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ tiếp tục mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 3/12/2023: Hà Nội trời tiếp tục rét; Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến 15-19 độ; Trung Bộ hứng mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông.
Tháng 12 có những trận mưa sao băng nào?

Tháng 12 có những trận mưa sao băng nào?

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tháng 12, bầu trời có nhiều sự kiện thiên văn nổi bật. Đáng chú ý là các trận mưa sao băng rực rỡ.
Thời tiết hôm nay ngày 2/12/2023: Hà Nội thấp nhất 16 độ; Tây Nguyên đề phòng lốc, sét

Thời tiết hôm nay ngày 2/12/2023: Hà Nội thấp nhất 16 độ; Tây Nguyên đề phòng lốc, sét

Dự báo thời tiết hôm nay 2/12/2023: Thời tiết Hà Nội hôm nay thấp nhất 16 độ. Thanh Hóa mưa nhỏ vài nơi, trời rét. Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn PAN và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam hợp tác triển khai dịch vụ tài chính tại COP28

Tập đoàn PAN và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam hợp tác triển khai dịch vụ tài chính tại COP28

Tập đoàn PAN và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa công bố trao Biên bản ghi nhớ cùng nhau hợp tác triển khai các giải pháp tài chính COP28.
Nguồn vốn hỗ trợ: Chìa khóa cho phát triển xanh ở Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn vốn hỗ trợ: Chìa khóa cho phát triển xanh ở Đông Nam Á và Việt Nam

Đó là quan điểm của bà Kitty Bu, Phó Chủ tịch Châu Á (trừ Ấn Độ), tại Liên minh Năng lượng Toàn cầu cho con người và Hành tinh (GEAPP).
Tháng 12, không khí lạnh sẽ diễn biến ra sao?

Tháng 12, không khí lạnh sẽ diễn biến ra sao?

Trong tháng 12/2023, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm; không khí lạnh tiếp tục gia tăng về tần suất.
16 tác phẩm được trao giải cuộc thi viết về bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2023

16 tác phẩm được trao giải cuộc thi viết về bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2023

Sáng 1/12, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Lễ Tổng kết Chương trình truyền thông, trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023”.
Thời tiết hôm nay 1/12/2023: Bắc Bộ mưa rét; Trung Bộ khả năng lốc, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 1/12/2023: Bắc Bộ mưa rét; Trung Bộ khả năng lốc, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 1/12/2023: Không khí lạnh ảnh hưởng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó đến Trung Trung Bộ. Bắc Bộ mưa rét, Trung Bộ mưa dông, gió giật mạnh.
Việt Nam có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”

Việt Nam có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”

UNDP đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng nhằm đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Đợt không khí lạnh ở miền Bắc sẽ diễn ra như thế nào?

Đợt không khí lạnh ở miền Bắc sẽ diễn ra như thế nào?

Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh, từ đêm 30/11, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay 30/11/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, có nơi dưới 11 độ

Thời tiết hôm nay 30/11/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, có nơi dưới 11 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 30/11/2023: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Thời tiết chi tiết các vùng miền cả nước.
Thời tiết hôm nay 29/11/2023: Bắc Bộ đón không khí lạnh, Trung Bộ mưa lớn

Thời tiết hôm nay 29/11/2023: Bắc Bộ đón không khí lạnh, Trung Bộ mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 29/11/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét; Trung Bộ mưa to, lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.
Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc bộ khả năng có mưa

Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc bộ khả năng có mưa

Khoảng đêm ngày 29/11, một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống nước ta. Do tác động của không khí lạnh tăng cường, Bắc bộ khả năng có mưa.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường đề xuất 5 giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường đề xuất 5 giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường tại các Khu xử lý rác thải ở các đô thị lớn đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhằm tìm ra một giải pháp toàn diện, bền vững.
Xu thế thời tiết tháng 12/2023 và mùa khô năm 2024

Xu thế thời tiết tháng 12/2023 và mùa khô năm 2024

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đã phát đi bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ tháng 12/2023 - tháng 5/2024, trên phạm vi toàn quốc.
Thời tiết hôm nay 28/11/2023: Bắc Bộ nắng ráo, Trung Bộ mưa rào rải rác

Thời tiết hôm nay 28/11/2023: Bắc Bộ nắng ráo, Trung Bộ mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2023: Bắc Bộ thời tiết sáng và đêm se lạnh, ngày nắng ráo; Trung Bộ mưa rào rải rác, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông về đêm.
Hoàn thiện giải pháp quản lý các tấm quang năng điện mặt trời thải bỏ

Hoàn thiện giải pháp quản lý các tấm quang năng điện mặt trời thải bỏ

Ngày 27/11 tại Bình Thuận, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý các tấm quang năng thải bỏ tại các cơ sở sản xuất điện mặt trời”.
Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Thời tiết hôm nay 27/11/2023: Trung Bộ lượng mưa giảm, Nam Bộ nguy cơ ngập do triều cường

Thời tiết hôm nay 27/11/2023: Trung Bộ lượng mưa giảm, Nam Bộ nguy cơ ngập do triều cường

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2023: Trung Bộ mưa lớn giảm lượng, Nam Bộ có mưa rào, triều cường ở mức cao. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Hà Nội: Xe đạp công cộng hút khách

Hà Nội: Xe đạp công cộng hút khách

Nhằm hướng tới môi trường Thủ đô "xanh", Hà Nội đã đưa phương tiện xe đạp công cộng vào phục vụ nhu cầu di chuyển của khách tham quan.
Thời tiết hôm nay 26/11/2023: Bắc Bộ tăng nhiệt, Trung Bộ tiếp tục mưa lớn

Thời tiết hôm nay 26/11/2023: Bắc Bộ tăng nhiệt, Trung Bộ tiếp tục mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2023: Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ; mưa lớn Trung Bộ, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Thời tiết hôm nay 25/11/2023: Bắc Bộ sương mù, Trung Bộ bước vào  đợt mưa lớn

Thời tiết hôm nay 25/11/2023: Bắc Bộ sương mù, Trung Bộ bước vào đợt mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2023: Bắc Bộ sáng sớm sương mù, ngày nắng; Trung Bộ bước vào một đợt mưa lớn, đề phòng lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.
Đạt tiêu chuẩn hàng hóa, vì sao tro xỉ, thạch cao vẫn khó tiêu thụ?

Đạt tiêu chuẩn hàng hóa, vì sao tro xỉ, thạch cao vẫn khó tiêu thụ?

Hiện có khoảng hơn 48 triệu tấn tro xỉ, thạch cao đang tồn đọng tại các nhà máy nhiệt điện và phân bón doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động