Chủ nhật 20/04/2025 22:55

Bộ Công Thương: Mở rộng cấp C/O điện tử

Khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một trong những điều kiện quan trọng nhất giúp doanh nghiệp (DN) được hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều DN vẫn mắc lỗi phổ biến khi nộp hồ sơ xin cấp C/O.
Doanh nghiệp dệt may được tạo thuận lợi khi xin cấp C/O

Thông tin sai lệch

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, lỗi trong hồ sơ của DN khi xin cấp C/O ưu đãi xảy ra thường xuyên. Điều này khiến DN mất thời gian, công sức. Không ít DN nhầm tiêu chí giữa các mẫu C/O với nhau. Thậm chí, DN lấy tiêu chí xuất xứ của mẫu C/O này áp dụng và khai báo cho mẫu C/O khác.

Bên cạnh đó, việc khai báo thông tin đầy đủ và chính xác rất quan trọng. Như vậy, DN mới chứng minh được đầy đủ hiện trạng của lô hàng đang xin C/O ưu đãi. Tuy nhiên, DN đôi khi khai báo thông tin trên C/O lệch với thông tin trên chứng từ, dẫn đến việc bị từ chối hồ sơ, phải sửa đổi bổ sung... Ngoài ra, DN thiếu các chứng từ cơ bản như đơn xin cấp, mẫu C/O đã khai; hóa đơn thương mại, tờ khai xuất khẩu, chứng từ vận tải… để chứng minh xuất xứ.. Điểm cần chú ý nữa là tổ chức cấp có thể yêu cầu nộp hoặc xuất trình một số chứng từ bổ sung để kiểm tra nhưng DN khi xin nhiều mặt hàng trên cùng một C/O thường thiếu tờ khai xuất khẩu hay thiếu chứng từ chứng minh tiêu chí xuất xứ.

Đặc biệt, có DN làm giả chứng từ hoặc chữ ký của lãnh đạo DN. Ông Trần Thanh Hải khẳng định: Đây không phải lỗi mà là vi phạm, khi bị phát hiện chắc chắn bộ hồ sơ sẽ bị từ chối và DN chịu hoàn toàn trách nhiệm, bị xử phạt vi phạm hành chính.

Giải pháp phù hợp

Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện tốt nhất cho DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tới đây, Cục Xuất nhập khẩu sẽ phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) mở rộng việc khai nộp hồ sơ xin C/O qua internet.

Theo ông Hải, việc cấp C/O điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích như: DN sẽ không cần nộp chứng từ giấy đi kèm như tờ khai Hải quan, hóa đơn, vận đơn, bảng tính hàm lượng xuất xứ như trước mà có thể đính kèm dưới dạng dữ liệu điện tử (được ký bằng chữ ký số của DN) trên Hệ thống quản lý và cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys) của Bộ Công Thương.

Việc làm này giúp DN không phải in và đóng dấu vào hồ sơ giấy như trước mà chỉ cần nộp đơn xin cấp C/O và form C/O lên Phòng Xuất nhập khẩu khu vực để được xác nhận.

Bên cạnh đó, khi DN đính kèm chứng từ điện tử lên hệ thống, cán bộ của Bộ Công Thương có thể xem trước hồ sơ và trả kết quả trên hệ thống điện tử cho DN. Sau khi nhận được kết quả phê duyệt, DN mới nộp đơn xin cấp C/O và form C/O để được xác nhận, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Đặc biệt, khi kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN, C/O điện tử sẽ giúp DN thông quan nhanh chóng.

Cục Xuất nhập khẩu cũng khuyến cáo: DN cần đăng ký tham gia và khai báo thông tin trực tuyến trên trang điện tử cấp C/O trực tuyến của Bộ Công Thương là ecosys.gov.vn; khai báo thông tin chính xác với các chứng từ liên quan cho hồ sơ xin cấp C/O.

Hiện nay, Việt Nam cùng với các nước ASEAN đã tiến hành trao đổi thông tin điện tử trên Hệ thống một cửa ASEAN, trong đó có C/O nên nếu DN khai báo thông tin không chính xác giữa hệ thống điện tử và chứng từ giấy, rất có thể nước nhập khẩu từ chối C/O.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp