Bộ Công Thương khuyến cáo người dân thận trọng khi mua máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2
Bảo vệ người tiêu dùng Thứ tư, 29/12/2021 - 14:22 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo đó, các vấn đề được phản ánh đến Bộ Công Thương, liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như việc cung cấp các giấy tờ, thông tin có liên quan của người bán.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, máy đo nồng độ oxy là thiết bị được sử dụng để theo dõi độ bão hòa oxy, đo mức oxy trong máu của một người mà không cần sử dụng bất kỳ phương tiện xâm lấn nào. Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, các loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 chỉ bày bán tại các cửa hàng thiết bị y tế chuyên dụng dành cho những người mắc bệnh lý tim mạch, phổi, hô hấp.
Đối với những người mắc Covid-19 khi trở nặng thường có biểu hiện suy hô hấp, máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu để sớm có hướng xử lý cho bệnh nhân.
Do tính năng nêu trên, đồng thời, nắm bắt được nhu cầu của nhiều người tiêu dùng trong việc mua, sử dụng các thiết bị SpO2 nên hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tổ chức, cá nhân đang cung cấp các thiết bị SpO2.
Để bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý, máy đo SpO2 chỉ là một trong những phương tiện giúp nhận biết sớm các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng. Chỉ số SpO2 cần được đo nhiều lần để theo dõi và không chỉ dựa vào SpO2 để chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ Covid-19. Người tiêu dùng vẫn cần theo dõi sát các triệu chứng khác của cơ thể, khi có bất thường cần báo nhân viên y tế ngay.
![]() |
Người tiêu dùng nên lựa chọn máy theo các nhãn hàng uy tín (ảnh minh hoạ) |
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần lựa chọn loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 phù hợp với mục đích sử dụng. Mỗi hãng, mỗi dòng máy sẽ có cấu tạo, chất liệu đầu dò khác nhau dẫn tới độ chính xác, độ bền cũng khác nhau. Các loại máy dùng ở bệnh viện được kiểm định kĩ thuật và độ chính xác cao so với các máy cá nhân có thể tự mua ở nhà thuốc. Các thiết bị điện tử có tích hợp đo SpO2 như đồng hồ thông minh, thiết bị theo dõi luyện tập thể dục thể thao thường không được kiểm định y khoa, không dùng được trong các mục đích y khoa như chẩn đoán và theo dõi bệnh.
Trước khi mua, người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ nguồn gốc xuất xứ của các loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2. Theo đó, người tiêu dùng có thể chụp tem của sản phẩm, khảo sát trên mạng để tìm hiểu thông tin sản phẩm bao gồm: nhà sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, phản hồi của những người tiêu dùng khác…
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thông thường nếu nhà sản xuất uy tín thì trên website của doanh nghiệp sẽ công bố áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485 cho sản phẩm đó. “Người tiêu dùng nên lựa chọn máy theo các nhãn hàng uy tín, có thông tin đầy đủ về đơn vị sản xuất, đơn vị bán, chế độ bảo hành rõ ràng, giá thành được niêm yết công khai và mua tại cơ sở kinh doanh được cấp phép” - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo.
Trong trường hợp phát hiện các cá nhân, tổ chức rao bán các loại máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 không rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng có thể phản ánh tới các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, quản lý thị trường hoặc cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương để được hỗ trợ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Cấp thiết ứng dụng công nghệ vào chống hàng giả

Quảng Ngãi: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ sai sự thật

Sử dụng máy điều hoà nhiệt độ: Cách nào để tiết kiệm điện?
Tin cùng chuyên mục

AEON Việt Nam: Triển khai các giải pháp bền vững

Toyota Việt Nam triệu hồi 191 xe Raize để sửa chữa mối hàn ụ

Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết bền vững

Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế sản xuất thuốc kém chất lượng

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Khách hàng được giám sát quy trình giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp

Thu hồi sô cô la Kinder: Cơ quan EU thúc giục tiến hành điều tra nhà máy Bỉ

Quảng Ninh: Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần có chế tài xử lý rõ ràng

Trung Quốc: Tìm cách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thời đại số

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bán tràn lan trên "mạng": Giải "bài toán" từ công tác quản lý

Kinh doanh trách nhiệm - Giải pháp kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Thêm chương mới về giao dịch đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự tham gia của nhiều thiết chế

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho doanh nghiệp

Chống hàng giả, hàng nhái: Trách nhiệm không của riêng ai
