Bộ Công Thương khẳng định: Không có doanh nghiệp độc quyền trong sản xuất thép không gỉ tại Việt Nam

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương nhận được một số thông tin phản ánh của một số trang báo về việc thị trường thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam đang có dấu hiệu độc quyền, bị thao túng về giá, chất lượng với nguyên nhân là do Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá (CBPG) một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ năm 2014. Để phản hồi các nội dung phản ánh trên, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) – Bộ Công Thương đã có phản hồi, làm rõ hơn vấn đề này.    

Quy định pháp lý và căn cứ ban hành Quyết định áp thuế CBPG đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội

CBPG là một biện pháp PVTM được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép các Thành viên áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

CBPG không phải là biện pháp bảo hộ mà nhằm đảm bảo điều kiện thương mại công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, do đó thuế CBPG chỉ áp dụng đối với hàng hóa của các nước có các doanh nghiệp bán phá giá. Điều này thể hiện ở việc mức thuế chống bán phá giá với các doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bán phá giá trong từng giai đoạn.

Việc tiếp nhận hồ sơ, quy trình thẩm định, tiến hành điều tra cũng như áp dụng biện pháp CBPG tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO (ADA) và Luật Quản lý ngoại thương. Việc thực thi quy định pháp luật về phòng vệ thương mại nói chung và chống bán phá giá nói riêng độc lập với việc thực thi quy định của Luật Cạnh tranh về vấn đề chống độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh.

Mức thuế CBPG của từng nhà sản xuất nước ngoài được xác định theo phương pháp tính toán quy định bởi WTO, căn cứ trên số liệu thực tiễn của nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đệ trình và được Cơ quan điều tra thẩm tra, xác minh. Do đó, mức thuế này không phải là mức thuế áp dụng theo đề xuất của ngành sản xuất trong nước hay theo ý kiến chủ quan của Cơ quan điều tra.

Thực tiễn và căn cứ áp dụng

Ngày 6/5/2013, Bộ Công Thương nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG của đại diện ngành sản xuất trong nước đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội (còn gọi là thép inox) nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Sau khi thẩm định hồ sơ, điều tra và thẩm tra tại chỗ đối với các thông tin, số liệu cung cấp bởi nhà sản xuất trong nước, nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật về CBPG, kết quả điều tra cho thấy: có hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất thép inox của 4 nước/vùng lãnh thổ nêu trên; ngành sản xuất trong nước đang bị thiệt hại đáng kể; và có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá thép inox và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Do đó, ngày 5/9/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm thép không gỉ từ 4 nước/vùng lãnh thổ trên nhập khẩu vào Việt Nam. Trong quá trình điều tra và trước khi ban hành quyết định cuối cùng của vụ việc (kể cả các quyết định rà soát sau này), Bộ Công Thương đều lấy ý kiến của các bên liên quan trong vụ việc. Kết luận điều tra bản công khai đã được Bộ Công Thương gửi đến tất cả các bên liên quan nhằm đảm bảo tính minh bạch.

Tình hình sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ thép inox trong nước trước và sau khi áp dụng biện pháp CBPG

Theo thông tin của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay Việt Nam có khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội cán phẳng dạng cuộn/tấm, trong đó một số doanh nghiệp sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ (dùng để sản xuất ống thép, bình đựng nước và các sản phẩm khác) mà không bán ra thị trường hoặc chỉ bán với số lượng rất ít.

Sản lượng năm 2018 của Công ty TNHH POSCO VST (Posco) chiếm dưới 50% tổng sản lượng của ngành (kể cả phục vụ tiêu dùng nội bộ).

bo cong thuong khang dinh khong co doanh nghiep doc quyen trong san xuat thep khong gi tai viet nam

Diễn biến giá bán bình quân của thép không gỉ của các DN sản xuất trong nước và nhập khẩu (Số liệu từ TCHQ)

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (TCHQ), sau khi biện pháp CBPG được áp dụng đến nay, thép inox vẫn tiếp tục được nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ bị áp thuế cũng như từ các nước khác. Tổng lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ tất cả các nguồn sau khi có biện pháp CBPG vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế CBPG, ví dụ như thép inox đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Như vậy, người sử dụng thép inox tại Việt Nam có nhiều sự lựa chọn khác nhau ngoài nguồn sản xuất trong nước.

Trong giai đoạn điều tra gần nhất (từ ngày 1/7/2017 tới ngày 30/6/ 2018), nhập khẩu thép inox vẫn chiếm tới 57,2% tổng tiêu thụ trong nước (trong đó nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế CBPG chiếm 68,5% tổng nhập khẩu), sản xuất trong nước chỉ chiếm 42,8% tiêu thụ trong nước. Cùng với việc sản lượng của doanh nghiệp lớn nhất chiếm dưới 50% sản lượng trong nước thì không có cơ sở để nhận định ngành sản xuất trong nước hay một doanh nghiệp sản xuất nào đó “độc quyền” về nhóm sản phẩm này.

Riêng đối với sản phẩm thép không gỉ khổ rộng (từ 1.200 mm trở lên), số liệu thống kê của TCHQ cho thấy Việt Nam vẫn đang nhập khẩu loại sản phẩm này với tỉ lệ khoảng 25% tổng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội vào Việt Nam năm 2018.

bo cong thuong khang dinh khong co doanh nghiep doc quyen trong san xuat thep khong gi tai viet nam

Thị phần của Posco trong tổng tiêu thụ trong nước (Số liệu từ TCHQ)

Như vậy, với việc áp dụng biện pháp CBPG mức chênh lệch giá giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đã thu hẹp lại. Mặt khác, biến động tăng/giảm giá của công ty Posco và các nhà sản xuất trong nước khác theo cùng một xu hướng. Giá bán của công ty Posco luôn cao hơn giá bán của các nhà sản xuất trong nước khác do chủng loại hàng hóa của Posco thuộc phân khúc chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, biểu đồ trên cho thấy chênh lệch giá bán giữa hàng hóa của công ty Posco và của nhà sản xuất trong nước khác đã dần thu hẹp lại.

Biểu đồ cho thấy thị phần của Posco không biến động quá lớn kể từ khi biện pháp CBPG được áp dụng. Trong khi đó, thị phần của các nhà sản xuất trong nước khác lại có xu hướng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn từ POI-3 đến POI-1 và giảm đi trong giai đoạn POI. Bên cạnh đó, thị phần của hàng hóa nhập khẩu sau khi giảm dần từ giai đoạn 2014-2015 (POI-3) đến giai đoạn 2016-2017 (POI-1) đã tăng lên trong giai đoạn 2017-2018 (POI). Như vậy, không có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp CBPG của Bộ Công Thương làm tăng vị thế của Posco trên thị trường thép không gỉ cán nguội.

Tác động kinh tế - xã hội của biện pháp

Sau khi áp dụng biện pháp CBPG từ tháng 10/2014, ngành sản xuất trong nước bắt đầu phục hồi và dần tăng trưởng. Nếu không có biện pháp CBPG, với việc hàng nhập khẩu gia tăng ồ ạt vào Việt Nam thì ngành sản xuất trong nước khó có thể tồn tại và phát triển. Có thể thấy, thị trường thép không gỉ cán nguội của Việt Nam trước đây chỉ có sự tham gia của công ty Posco cùng một số công ty quy mô nhỏ khác, nay đã bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong nước.

Trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp, Bộ Công Thương đã cân nhắc, xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội làm nguyên liệu đầu vào mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng nhu cầu nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo thống kê, thép inox của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan đã từng bị nhiều nền kinh tế trên thế giới điều tra chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Braxin, Mehico, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU). Trong bối cảnh mặt hàng này phải chịu nhiều áp lực từ việc áp dụng các biện pháp PVTM ở nước ngoài, nếu không áp dụng biện pháp CBPG này, hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ ồ ạt xuất khẩu vào Việt Nam. Khi đó, không những ngành sản xuất thép không gỉ trong nước phải chịu thiệt hại mà các mặt hàng ống thép, đồ gia dụng do Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu đầu vào là thép không gỉ cán nguội nhập khẩu khi xuất khẩu sẽ đối mặt với việc bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế CBPG của các nước khác.

Bộ Công Thương khẳng định, cho tới nay, việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Bộ Công Thương tuân thủ đầy đủ quy định của Luật quản lý Ngoại thương và các quy định của WTO. Trước tình trạng bán phá giá của nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài gây thiệt hại đối với sản xuất trong nước thì việc áp dụng biện pháp CBPG là cần thiết giúp duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, góp phần thúc đẩy cạnh tranh ở thị trường nội địa, giúp thu hút sự tham gia thêm của nhiều doanh nghiệp sản xuất, đồng thời vẫn đảm bảo người tiêu dùng tiếp tục có nhiều sự lựa chọn khác nhau, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Bộ Công Thương đang trong quá trình rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp CBPG nêu trên, trong đó, một trong những nội dung quan trọng là xác định liệu rằng còn tồn tại hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài hay không để làm cơ sở xem xét quyết định về việc có tiếp tục duy trì biện pháp CBPG hay không. Quá trình tính toán này được điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ của pháp luật Việt Nam cũng như Hiệp định CBPG của WTO. Cho đến nay, chưa có ý kiến nào từ các nhà xuất khẩu bị điều tra CBPG ở nước ngoài cho rằng việc tính toán và áp dụng biện pháp CBPG của Việt Nam vi phạm các quy định của Việt Nam cũng như của WTO.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi, xem xét các phản ánh liên quan tới độc quyền thao túng giá theo đúng quy định của Luật Cạnh tranh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Tối 24/4, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng’.
Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm soát các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương liên tục thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Nhiều doanh nghiệp vi phạm đã bị xử phạt nghiêm minh và thu hồi giấy phép.
Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Gần 12 năm đi vào hoạt động, siêu thị Co.opmart luôn là sự lựa chọn của một bộ phận lớn người tiêu dùng tại thành phố đất cảng Hải Phòng.
Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu Sen Việt Group đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

Thịt ủ mát chuẩn Âu với 3 bước “làm mát nhanh, cân bằng mát, duy trì mát” giúp thịt tươi ngon, mềm mọng và an toàn ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều ngày 28/3, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức đại hội thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng gây lỗi chết máy và khó khởi động.
Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Chính sách áp dụng đổi, trả mới của Shopee được người tiêu dùng đồng tình tuy nhiên lại đang gây bức xúc với nhà bán hàng bởi họ cho rằng bị "giam" tiền lâu…
Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa và công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam cho biết, hơn 1.300 xe Land Cruiser 300 và Lexus LX600 sẽ được triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tự động.
Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đề xuất quy định xử phạt mới đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm và nghĩa vụ của không chỉ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp mà còn ở chính người tiêu dùng.
Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thường niên sẽ gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trên cơ sở nền tảng pháp luật vững chắc, trong gần 12 năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực.
Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Công tác bảo vệ người tiêu dùng đã được các cấp, ngành, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân Quảng Ninh nhiệt liệt hưởng ứng.
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sáng 15/3, Bộ Công Thương tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Để đảm bảo cuộc sống cho hàng chục triệu gia đình thì hoạt động mua bán trên thị trường vô cùng sôi động, lượng hàng hóa giao dịch khổng lồ diễn ra hàng ngày.
Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” - khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của NTD.
Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sở Công Thương Đắk Lắk đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 vào ngày 15/3.
Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Công ty đa cấp Seacret bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh do nợ thuế gần 200 triệu đồng.
Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.
Một sàn thương mại điện tử kéo dài thời gian đổi - trả hàng cho người tiêu dùng

Một sàn thương mại điện tử kéo dài thời gian đổi - trả hàng cho người tiêu dùng

Để bảo vệ người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử Shopee vừa thực hiện chính sác kéo dài thời gian đổi/trả hàng tròng vòng 15 ngày, thay vì 3 ngày như trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động