Bộ Công Thương: Hoàn thiện hạ tầng năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu
Công Thương 24h 13/01/2023 20:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển |
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, ngày 9/01/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 32/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Ngành Công Thương với 09 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Trong đó, nhiệm vụ và giải pháp thứ 6 đó là: Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng năng lượng, thương mại, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
![]() |
Hoàn thiện hạ tầng năng lượng nhằm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường |
05 nhiệm vụ và giải pháp
Thứ nhất, rà soát, kiểm tra, đôn đốc, tham mưu việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm về điện, dầu khí, năng lượng tái tạo, hạ tầng nhập khẩu năng lượng sơ cấp và đối với công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án. Bảo đảm tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm. Tập trung tháo gỡ khó khăn để đưa các dự án nguồn điện lớn có vai trò quan trọng như Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Vân Phong 1... đi vào vận hành, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định từ năm 2023. Triệt để xử lý các dự án “treo”, dự án chậm tiến độ.
Thứ hai, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, có khả năng kết nối khu vực, bảo đảm vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, hiệu quả.
Thứ ba, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội; phấn đấu hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch trong năm 2023, gồm: năng lượng, điện, khoáng sản, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia… thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của ngành Công Thương; kiểm soát, giám sát chặt chẽ nguồn thải, xử lý các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng. Đa dạng hóa, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng môi trường, xử lý, tái chế chất thải, nước thải với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái, kinh tế tuần hoàn.
![]() |
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thải |
Thứ năm, quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; tập trung hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư, sẵn sàng đón dòng vốn hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng với G7 và các đối tác quốc tế vào lĩnh vực năng lượng sạch, tái tạo, chuyển đổi xanh. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, sự cố môi trường.
Tổ chức thực hiện
Quyết định cũng nêu rõ các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên.
Bên cạnh đó, các Thứ trưởng, theo lĩnh vực phụ trách, bám sát các mục tiêu, yêu cầu thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương và các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình hành động, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các Đơn vị chức năng được giao phụ trách triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện...
Đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu công tác đề ra trong Chương trình này, kết hợp với nhiệm vụ của đơn vị mình xây Kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện phù hợp, đảm chất lượng và đúng thời gian quy định; có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và nội dung công tác thuộc lĩnh vực được giao, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ, thời hạn yêu cầu;… chịu trách nhiệm toàn diện trước Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ Đơn vị được giao phụ trách.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng Công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ: thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao….
Theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, chủ động phân tích, đánh giá, dự báo để có giải pháp kịp thời, tổng thể, đồng bộ, tận dụng thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với ngành, lĩnh vực phụ trách;...
Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã giao Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình hành động; Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị truyền thông thuộc Bộ, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Chương trình hành động này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý Dự thảo xây dựng Luật Hóa chất

Áp dụng mức thuế nào khi xuất hóa đơn năm 2023 cho dịch vụ năm 2022?

Ngày này năm xưa 29/1: Mở màn chiến dịch Thượng Lào, quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

Ngày này năm xưa 28/1: Bác Hồ trở về Tổ quốc và có thư mừng năm mới

Ngày này năm xưa 27/1: Ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Lĩnh vực Công Thương đạt được thành tựu quan trọng trong năm 2022

Những kết quả tích cực của ngành Công Thương năm 2022

Ngày này năm xưa 14/1: Quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, thành lập Trường Sĩ quan Chính trị

Tiến sĩ Võ Trí Thành: Năm 2022, ngành Công Thương đã vững tay chèo, vượt qua “sóng cả”

Ngày này năm xưa 13/1: Bác Hồ phong tặng Anh hùng cho Yuri Gagarin, khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 12/1: Thành lập Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam

Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Công Thương

Bộ Công Thương đề nghị sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trụ/trạm sạc xe điện

Tiếp tục đổi mới, nâng chất lượng Báo Công Thương xứng tầm tiếng nói của ngành kinh tế hàng đầu đất nước

Ngày này năm xưa 4/1: Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức phê duyệt đơn xin gia nhập của Việt Nam

Ngày này năm xưa 2/1: Thành lập Cục Hoá chất, Kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Ấp Bắc

Hành trang và động lực kinh tế năm 2023

Hoạt động tiêu biểu ngành Công Thương qua ảnh năm 2022

Ngày này năm xưa 30/12: Chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" kết thúc

Longform | Bài 4: Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị bài học và giải pháp cho Việt Nam!

Longform | Bài 3: Việt Nam đã chứng minh khả năng thích nghi trong khi nhiều nước khủng hoảng năng lượng

Ngày này năm xưa 27/12: Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương

Longform | 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022
