Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển

Ngày 13/1/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Nghị quyết 01/NQ-CP: Những giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH năm 2015 Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Ngay sau khi có Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 6/1/2023) của Chính phủ, ngày 9/1/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị

Chương trình hành động của ngành Công Thương đã cụ thể hoá thành 9 nhóm nhiệm vụ lớn và hơn 50 nhóm giải pháp cụ thể theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Đây cũng là năm đầu tiên Chính phủ đưa Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết 01/NQ-CP để thực hiện

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ Hội nghị nghe triển khai Chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, các ý kiến của các đơn vị chức năng thuộc Bộ trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn, ý kiến các tập đoàn doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ được giao và ý kiến của lãnh đạo Bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh đây là các nội dung rất quan trọng giúp cho việc đề ra các giải pháp trọng tâm cần tập trung để tổ chức triển khai Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP để ngành Công Thương hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

5 quan điểm chỉ đạo quan trọng của tầm nhìn Công Thương 2023

Báo cáo về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Nguyễn Quốc Anh trình bày tại Hội nghị nêu rõ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo theo tinh thần chủ đề điều hành của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” với 5 quan điểm trọng tâm chỉ đạo.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; trong đó, chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, nhất là các dự án trọng điểm để sớm đưa các dự án vào hoạt động, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý. Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2023 và các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật, các chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành; đồng thời, tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những cơ chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất cấp có thẩm quyền cho thực hiện thí điểm những quy định, chính sách có tính đột phá để khơi thông và giải phóng các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa trong đầu tư phát triển Ngành.

Ba là, tập trung tham mưu cho Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khẩn trương xây dựng Luật phát triển công nghiệp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, góp phần nâng cao năng lực tự chủ của nền công nghiệp quốc gia. Tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bốn là, chủ động rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới; đồng thời, tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, góp phần hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu. Chú trọng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Năm là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao.

Cùng đó Chương trình hành động cũng đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Những đề xuất cụ thể hoá Chương trình hành động

Trong phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo các tập đoàn, hiệp hội ngành hàng đã bày tỏ sự nhất trí cao với các quan điểm, mục tiêu cùng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chương trình hành động của Bộ Công Thương, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thu Hương cho biết, trong năm 2022, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030, Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược đã được phê duyệt.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thu Hương phát biểu

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 có một số điểm mới theo đó thay vì tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh, quan điểm Chiến lược nhấn mạnh yếu cầu phát triển xuất khẩu bền vững, đồng thời đã chỉ rõ các yếu tố để đạt thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; về bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu. Chiến lược xác định các động lực mới cho phát triển xuất nhập khẩu là: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo.

Cùng đó Chiến lược bổ sung định hướng phát triển thị trường nhập khẩu hàng hoá, đặt ngang tầm với nhiệm vụ phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt Chiến lược bổ sung mục tiêu về cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong chỉ đạo với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý, gần đây Trung Quốc đã mở cửa biên giới, thời gian tới Cục Xuất nhập khẩu và các cơ quan thuộc Bộ cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chính quyền các địa phương triển khai đề án xuất khẩu theo đường chính ngạch, để quy hoạch lại các vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của các thị trường, đặc biệt thị trường đông dân Trung Quốc.

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài đã đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị theo đó triển khai các nội dung về phát triển công nghiệp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài thuộc một số dự án; phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai có hiệu quả quy hoạch khoáng sản nhằm huy động nguồn lực mới cho tăng trưởng, gia tăng năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp vật liệu, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phù hợp phục vụ cho sản xuất.

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài
Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài phát biểu tại Hội nghị

Cùng đó tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19; phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhóm hàng hóa số 2; triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó chú trọng các giải pháp về tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình nhà máy thông minh, chuyển đổi số, sản xuất xanh, sản xuất sạch.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông nêu rõ một số nhiệm vụ mà đơn vị thực hiện. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu, phát triển quản lý chợ về dầu khí, nghị định về hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và tích hợp một số kiến nghị của các bộ ngành và trong luật đầu tư.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông phát biểu

Tổ chức tổng kết, đánh giá, đẩy nhanh việc thực hiện hàng loạt các chương trình phát triển thị trường trong nước. Đẩy mạnh thực hiện đề án đổi mới hàng hóa nông sản. Bảo đảm hàng hoá, nguồn cung xăng dầu nhằm góp phần kiểm soát tốc độ CPI. Cuối cùng, phát triển hạ tầng thương mại đặc biệt là thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chỉ đạo nhiệm vụ với Vụ đã nêu rõ trong việc sửa đổi các nghị định 95 và 83 liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu Bộ đã xây dựng kế hoạch mà các cấp thẩm quyền cho phép, thành lập ban soạn thảo, biên tập và cũng lấy ý kiến của bộ ngành cơ quan các địa phương, các chuyên gia, ý kiến của tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu.

Bộ trưởng yêu cầu cần phải khắc phục một cách triệt để những nội dung cái không phù hợp với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Cần làm rõ hơn trách nhiệm các bên, các tiêu chí tiêu chuẩn, điều kiện các tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu từ đầu mối đến việc phân phối, tổng đại lý, đại lý phải rõ ràng. Xây dựng được cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ tránh “đầu voi đuôi chuột”.

Bộ trưởng cũng yêu cầu đơn giản các thành tố trong hệ thống kinh doanh xăng dầu 5 cấp thành 2-3 cấp. Cơ chế rà soát cập nhật định mức cần thể hiện rõ, cập nhật các chi phí đầu vào để tránh lỗ, sát hơn với đầu vào. Thời hạn điều hành tránh dày quá.

Trong phát biểu tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết liên quan đến quản lý thị trường, đáng quan tâm có 3 chỉ tiêu đó là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nội địa và tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử với mức cao. Theo ông Linh, trong bối cảnh gian lận thương mại trong môi trường thương mại điện tử còn cao có trách nhiệm đấu tranh rất lớn của lực lượng quản lý thị trường.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh

Ông Linh cho biết, ngày 12/1/2023 lực lượng cũng đã ban hành Kế hoạch công tác và giao nhiệm vụ cụ thể cho 69 đơn vị đầu mối của Cục. Bối cảnh mới theo ông Trần Hữu Linh đòi hỏi lực lượng quản lý thị trường cần phản ứng nhanh hơn, giảm kiểm tra định kỳ, tăng kiểm tra đột xuất.

Chỉ đạo nhiệm vụ với lực lượng quản lý thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý cần tiếp tục siết kỷ cương, trách nhiệm người đứng đầu trong thực thị chức trách nhiệm vụ.

Thời gian trước, trong và sau tết vấn đề liên quan đến lực lượng quản lý thị trường là rất quan trọng liên quan cả hình thức thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Cần tăng cường kiểm tra các mặt hàng chiến lược nhất là mặt hàng xăng dầu. Lực lượng cần mở chiến dịch cao kiểm tra kinh doanh xăng dầu từ sản xuất đến phân phối. Bộ trưởng sẽ có Công điện về vấn đề này.

Dưới góc độ doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Dương Mạnh Sơn cho biết, trên tinh thần kết quả của năm 2022, tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện 6 giải pháp để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2023. Về sản xuất xăng dầu, với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tập đoàn sẽ phối hợp chặt chẽ thực hiện tái cấu trúc cũng như cung cấp tín dụng để bảo đảm có nguồn lực hoạt động. Đối với nhà máy lọc dầu Bình Sơn, tập đoàn đã và đang duy trì sản xuất cao.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Dương Mạnh Sơn
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Dương Mạnh Sơn phát biểu

Năm 2023, tập đoàn sẽ cố gắng tập trung vào một số nội dung đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, bảo đảm tuyệt đối an toàn kể cả khai thác dầu khí và nhà máy lọc dầu, sản xuất phân đạm… Đây là nhiệm vụ chung nhưng sẽ tăng cường trong năm 2023. Thứ hai, nâng cao kỷ cương, thực hiện xử lý các vụ việc thanh kiểm tra để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thứ ba, tập trung vào đầu tư dự án trọng điểm. Thứ tư, cần tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh khai thác trữ lượng dầu khí.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cần quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư vấn đề nào đúng thì làm, chưa đúng đề nghị sửa nếu cứ làm hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nếu thấy làm không hiệu quả thì không làm. Mỏ khí lớn ngoài khơi cần khai thác nhưng khai thác giá thành cao, có nhiều bất cập thì có nên khai thác hay không. Mà hiệu quả cần phải đúng pháp luật.

Các vấn đề cần tập trung trong thực hiện Nghị quyết 01

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Nghị quyết 01 trong đó thể hiện rất rõ những đề án, nhiệm vụ, 9 nhóm giải pháp và hơn 50 nhiệm vụ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, để thực hiện nghiêm Chương trình hành động, cần tập trung vào các vấn đề sau.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận Hội nghị

Thứ nhất các đồng chí Thứ trưởng, các đồng chí lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ, người đứng đầu ngành Công Thương các địa phương căn cứ vào trách nhiệm của mình khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện; đặc biệt đề cao trách nhiệm.

Thứ trưởng phục trách lĩnh vực phân công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Kết quả thực hiện thể hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đồng chí, tổ chức, đơn vị là căn cứ để xét loại thi đua”- Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đối chiếu thực hiện chủ trương của Đảng, đối chiếu với thực tiễn cuộc sống để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hoặc hoàn thiện cơ chế chính sách mới, tạo ra những đột phá cho từng lĩnh vực, từng ngành

Thứ ba là rút kinh nghiệm trong cơ chế phối hợp mấy năm vừa qua tuy đã có rất nhiều nỗ lực của mỗi đơn vị, cá nhân nhưng cần sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân hơn nữa.

Khai thác, phát huy vai trò năng lực của các cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời làm tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát…. Cuối cùng là nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu các cấp”- Bộ trưởng yêu cầu.

Xem quyết định Số: 32/QĐ-BCT về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP tại đây

Lộc- Dũng - Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Các doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản đều bày tỏ vui mừng khi Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân và mong muốn sẵn sàng hợp tác.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nhật Bản hợp tác với Việt Nam phát triển điện hạt nhân trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Ngày 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp/trường đại học Nhật Bản về điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 20/12, Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Ngày 20/12 (theo giờ Nhật Bản), Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Sáng 20/12, tại Tokyo (Nhật Bản), Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai đã diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là 'sứ giả' kinh tế, là cầu nối thu hút đầu tư bền vững

Giao nhiệm vụ cho các Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Thương vụ không chỉ kết nối thương mại mà còn kết nối đầu tư.
Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Chiều 18/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương tới tìm hiểu thị trường tại đại diện chi nhánh Tập đoàn HiteJinro tại Tokyo, Nhật Bản.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần, tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Ngày 13/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3293/QĐ-BCT về việc thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics.
Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hội nghị tổng kết năm 2024 tại Quảng Tây đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, thúc đẩy thông quan, đầu tư và phát triển bền vững.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 2 nguyên tắc, 6 quan điểm, 6 giải pháp gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 2 nguyên tắc, 6 quan điểm, 6 giải pháp gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo

Đưa ra giải pháp gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp, dựa trên 2 nguyên tắc, 6 quan điểm chỉ đạo của Chính phủ.
Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động