Bộ Công Thương gửi thẩm định dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định hồ sơ dự án Luật Điện lực sửa đổi.
Nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Nếu chuẩn bị tốt, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp... với vai trò chủ trì, Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi lần cuối, cùng các tài liệu liên quan và gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến.

Hồ sơ bao gồm: (1) Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực; (2) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Điện lực (sửa đổi); (3) Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), bản chụp ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan; (4) Báo cáo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi); (5) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án Luật Điện lực (sửa đổi); (6) Báo cáo thẩm định dự án Luật Điện lực (sửa đổi); (7) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định dự án Luật Điện lực (sửa đổi); (8) Báo cáo kinh nghiệm quốc tế liên quan dự án Luật).

Theo Tờ trình Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung 3 lần) đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực, đồng thời giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Bộ Công Thương gửi thẩm định dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật; gửi lấy ý kiến theo quy định, tiếp thu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo cũng như các văn bản liên quan.

Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi vừa có tính kế thừa, vừa có tính mới. Nội dung Dự thảo Luật bám sát vào 06 chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội và không bổ sung chính sách mới.

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện lực, hoạt động mua bán điện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Dự thảo Luật Điện lực bao gồm 9 chương với 108 điều. Các Chương của luật được sắp xếp, bố cục lại cụ thể, rõ ràng. Trong đó, Chương I. Quy định chung bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8); Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực (04 mục với 12 điều); Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 11 điều (từ Điều 21 đến Điều 31); Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 09 điều (từ Điều 32 đến Điều 40); Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 03 mục với 26 điều; Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 13 điều (từ Điều 67 đến Điều 79); Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 03 mục với 23 điều; Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 03 điều (từ Điều 103 đến Điều 105); Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (từ Điều 106 đến Điều 108).

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Luật Nhà ở 2023: Người dân dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội hơn nhờ các quy định mới

Luật Nhà ở 2023: Người dân dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội hơn nhờ các quy định mới

Từ ngày 1/8, người dân sẽ dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội hơn nhờ các quy định mới về bãi bỏ điều kiện cư trú và bổ sung nhóm đối tượng đủ điều kiện mua, thuê nhà.
Từ 1/8, điều kiện để cá nhân và hộ gia đình chuyển đổi đất khác thành đất ở là gì?

Từ 1/8, điều kiện để cá nhân và hộ gia đình chuyển đổi đất khác thành đất ở là gì?

Từ ngày 1/8, việc chuyển đổi các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) sang đất ở cần phải được Nhà nước cho phép.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký văn bản 2034/BCT-ĐTĐL về việc xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ Công Thương đang tham vấn ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ Công Thương đang tham vấn ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ Công Thương đăng tải dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động