Bộ Công Thương đóng góp quan trọng trong cải thiện 10 bậc Chỉ số cạnh tranh quốc gia
Thời sự Thứ ba, 19/11/2019 - 08:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã quyết liệt trong công tác rà soát cắt giảm, đơn giản hoá, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh. Ông đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện công tác này của Bộ Công Thương, thưa ông?
TS. Trần Đình Thiên: Trước hết phải thấy rằng thời gian qua, Chính phủ, đặc biệt là Tổ công tác của Thủ tướng đã rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường nên kết quả đạt được là đáng ghi nhận.
![]() |
TS. Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế: Cần xem xét một cách tổng thể vấn đề trước khi đưa ra bất kỳ đánh giá nào đối với nội dung trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, trưởng ngành |
Cá nhận tôi đánh giá Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong công tác này và có đóng góp quan trọng vào việc cải thiện đến 10 bậc của Chỉ số cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác này đang có dấu hiệu “chùng xuống” và ngày càng khó khăn, bởi trước hết nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của chính các Bộ, ngành, địa phương, mà nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề căn nguyên này mà cứ xử lý từng vấn đề cụ thể thì sẽ rất khó có được kết quả như mong muốn.
Một cách hình ảnh, chúng ta phải xử lý cả một cấu trúc chứa rất nhiều “đinh” thay vì cứ đi nhổ từng chiếc “đinh” đơn lẻ, để rồi sau đó, khi bước vào lại vướng rất nhiều chiếc “đinh” khác. Và tôi mong muốn rằng, Bộ Công Thương sẽ đi đầu trong cả việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách hành chính của riêng mình và đề xuất, kiến nghị, đưa ra được những phương thức mới trong công tác này trong thời gian tới.
Triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do trong năm 2020, đặc biệt là Hiệp định CPTPP và EVFTA. Ông có khuyến nghị giải pháp gì để tận dụng lợi thế từ các hiệp định này để đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam?
TS. Trần Đình Thiên: Phải khẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếp tục chủ động hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, Việt Nam đang là trung tâm, là cầu nối để các nhà đầu tư đến đầu tư và kết nối với các thị trường đã tham gia các FTA. Tuy nhiên theo tôi, hiện chúng ta cũng có những nhược điểm, cụ thể là dù chúng ta tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại nhưng công tác chuẩn bị năng lực để tận dụng những cơ hội lại khá yếu. Do đó, dù thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài song phần lớn lợi ích lại thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước và cả nền kinh tế Việt Nam chưa có được những lợi ích như mong muốn.
Với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định CPTPP hay EVFTA – những hiệp định ở “đẳng cấp cao” với rất nhiều cơ hội nhưng thách thức đi kèm cũng không hề nhỏ. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng, thách thức bao giờ cũng đến trước và vì thế trước tiên chúng ta phải vượt qua thách thức trước mới mong hiện thực hoá thời cơ, biến cơ hội thành lợi ích mới có thể diễn ra được.
Tôi cho rằng, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, đừng tính đến chuyện “đếm tiền” hay mang bọc ra để hứng của cải ngay mà phải chuẩn bị mọi mặt về năng lực, gồm: Hoàn thiện thể chế ở tầm vĩ mô, nâng cấp hệ thống quản trị quốc gia; và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước.
Và nếu chúng ta “đồng nhịp” được những giải pháp như trên thì việc tăng trưởng sản xuất, tăng cường xuất khẩu hàng hoá là hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời gian tới.
Một cách khách quan nhất, ông đánh giá như thế nào về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV trong tuần qua, thưa ông?
TS. Trần Đình Thiên: Trước hết, về quan điểm khi nhận xét, đánh giá nhất thiết phải đặt trong tổng thể của vấn đề, bởi cũng như lĩnh vực khác, lĩnh vực Công Thương có độ “bảo phủ” rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, từ công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường… đến hoạt động sản xuất – kinh doanh, phòng chống hàng giả, hàng gian, buôn lậu… Do đó, dù một Bộ, ngành đã làm tốt nhiệm vụ của mình nhưng chưa chắc vấn đề đã được giải quyết tốt, vì vậy, phải nhìn nhận một cách tổng thể, bao quát vấn đề trước khi đưa ra đánh giá được hay không được thay vì chỉ tách bạch từng nội dung, từng câu trả lời cụ thể.
Trong nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực năng lượng, cụ thể là điện. Đây là lĩnh vực “nóng”, phức tạp với rất nhiều biến số chưa được chúng ta giải thích kỹ lưỡng, thông tin đầy đủ đến công luận và ngay cả chuyên gia cũng thiếu thông tin nên vẫn còn nhiều băn khoăn. Do đó, trong nhiều trường hợp, Bộ chủ quản hay doanh nghiệp bị hiểu sai cũng là dễ hiểu.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại, cụ thể là phòng chống hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, tôi cho rằng chúng ta đã rất thẳng thắn và kiên quyết với khẳng định không chấp nhận hiện tượng này. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thừa nhận có hạn chế như trường hợp hàng hoá giả mạo xuất xứ Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ vừa qua. Phía đối tác đã cảnh báo rất rõ ràng, song hiện tượng này vẫn xảy ra. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả hơn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam tiếp tục đóng góp chủ động, hiệu quả trong ESCAP

Quốc hội dự kiến năng lượng là một trong 4 chuyên đề giám sát năm 2023

Đại biểu Quốc hội mong muốn triển khai nhanh những giải pháp phục hồi kinh tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự khóa họp Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nghiên cứu tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu
Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Thúc đẩy xuất nhập khẩu, duy trì ổn định chuỗi cung ứng

Chủ tịch Quốc hội lưu ý bất ổn của thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu

Sáng nay (23/5), khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Chống “Virus Việt Á” cần loại vaccine nào?

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo của hệ thống chính trị gồm những nhóm, bậc nào?

Thủ tướng gửi thư khen đội tuyển bóng đã nữ Việt Nam giành huy chương vàng SEA Games 31

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 90 năm thành lập tỉnh Gia Lai

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore

Lý do 3 dự thảo Luật không được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Sẽ xem xét, cho ý kiến Luật Dầu khí (sửa đổi)

Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh rất gần gũi trong đời sống nhân dân

Giải ngân vốn đầu tư công thấp so với mức bình quân chung

Kinh tế Việt Nam 2022 - 2023: Thách thức vẫn lớn

Dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi
