Bộ Công Thương đề nghị thu hồi kẹo socola nhãn hiệu Kinder
An toàn thực phẩm Thứ tư, 13/04/2022 - 18:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm |
Trong công văn nêu rõ, theo cảnh báo từ một số cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế và của Công ty Ferrero, một số sản phẩm kẹo socola nhãn hiệu Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ có khả năng bị nhiễm khuẩn Samonella spp và hiện đang được nhà sản xuất thông báo thu hồi.
![]() |
Trứng chocolate Kinder Surprise |
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị phối hợp cung cấp thông tin nêu trên tới các nhà cung cấp, kinh doanh, phân phối sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm và không bán các sản phẩm đó đến khi có thông báo mới của Bộ Công Thương.
Cũng liên quan tới vấn đề này, ngày 12/4/2022, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã có công văn số 194/KHCN-ATTP đề nghị Vụ Thị trường trong nước phối hợp thông báo tới các đơn vị kinh doanh có liên quan (siêu thị, nhà bán buôn, bán lẻ…) thông tin tới nhà cung cấp các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm tại phụ lục kèm theo để thu hồi theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm và không bán các sản phẩm đó đến khi có thông báo mới của Bộ Công Thương.
Trước đó, ngay khi có thông tin về việc Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero thu hồi một số lô trứng chocolate Kinder Surprise tại thị trường Anh do nghi ngờ sản phẩm này bị nhiễm vi khuẩn Samonella spp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo mạng lưới các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm rà soát, kiểm tra và báo cáo về Bộ Công Thương các sản phẩm tương tự nhập khẩu về Việt Nam có cùng tên, ngày sản xuất và hạn sử dụng như được nêu trong sự cố an toàn thực phẩm nêu trên.
Thực hiện các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Bộ Công Thương đã đề nghị các đơn vị chức năng thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu Samonella spp đối với các sản phẩm của Công ty Ferrero đang được lưu thông trên thị trường Việt Nam, đặc biệt lưu ý đối với các sản phẩm nói trên.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thu hồi 5 sản phẩm giảm cân, bổ dương không đảm bảo an toàn

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hạ Khiết Vương quảng cáo sai sự thật

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương ghi nhận nỗ lực của Đà Nẵng về bảo đảm an toàn thực phẩm

Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm làm việc tại tỉnh Quảng Nam

Tập huấn an toàn thực phẩm và chuyển đổi số cho tiểu thương
Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi phấn đấu 75% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông thuỷ sản an toàn

Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế sản xuất thuốc kém chất lượng

Cục QLTT Quảng Nam tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm

Lực lượng quản lý thị trường: Cao điểm kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Thực phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc: "Thần dược" hay "độc dược"?

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không để chỉ dừng ở khẩu hiệu

Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi sử dụng kẹo thạch sữa trái cây

Bát nháo quảng cáo thực phẩm chức năng

Hà Nội: Tăng cường xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Rà soát, kiểm tra các sản phẩm nhập khẩu nghi nhiễm khuẩn Salmonella

TP. Hồ Chí Minh phát hiện 535 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm

Quảng Ninh: Bắt giữ 20 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Khó khăn từ thực tiễn

Hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của EU

Sở Công Thương An Giang: Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Kon Tum: Chú trọng sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Lai Châu: Xử lý nghiêm việc nhập lậu, kinh doanh thực phẩm giả
