Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm

Bên cạnh việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm thực phẩm, trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, phối hợp các nước trong kiểm tra tại nguồn; phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Covid-19.
Sở Công Thương Lai Châu: Xử lý nghiêm việc nhập lậu, kinh doanh thực phẩm giả

Kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nghẽn

Trong công tác chỉ đạo điều hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, việc duy trì được mạng lưới triển khai hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) ngành Công Thương từ cấp Bộ đến địa phương, thực hiện đầy đủ công tác báo cáo định kỳ tới Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP và phối hợp liên ngành chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan đã giúp Bộ Công Thương kịp thời phát hiện, xử lý các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc của các cơ quan quản lý ATTP tại địa phương và các tổ chức/cá nhân có liên quan trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh Covid 19 và duy trì phát triển sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương thành lập kiểm tra tại các địa phương

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiếp tục được hoàn thiện để triển khai hiệu quả công tác quản lý ATTP. Việc Bộ chủ động, phối hợp thực hiện rà soát, hệ thống hóa thường xuyên cũng như theo chuyên đề, lĩnh vực các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, đúng tiến độ cũng góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, với việc đẩy mạnh, tăng cường về số lượng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện thường xuyên liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân đảm bảo ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc tránh nhiệm được phân công quản lý.

Đặc biệt, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vi phạm pháp luật trong ATTP, có tác dụng răn đe, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về ATTP. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, đã kết hợp tuyên truyền tại chỗ, hướng dẫn các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các quy định về đảm bảo ATTP.

Công tác quản lý địa bàn, theo dõi số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm trên địa bàn luôn được lực lượng quản lý thị trường địa phương chú trọng, phân công công chức giám sát, quản lý địa bàn, thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình tăng hoặc giảm số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để từ đó đề ra các phương án kiểm tra, kiểm soát phù hợp với đặc thù của từng địa phương, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.

Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng lên do đó trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm việc sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục các chất phụ gia được phép trong bảo quản, chế biến thực phẩm đã giảm; nguyên liệu đưa vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm ngày càng được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc kinh doanh hàng hoá kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc đã giảm so với trước. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các siêu thị, trung tâm thương mại đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm như thực hiện các quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, khám sức khỏe cho người lao động, cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm, sắp xếp, bảo quản hàng hóa.

Tuy nhiên, trong năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh, một số ngành hàng vẫn chưa được phép đi vào kinh doanh bình thường. Các ngành như du lịch, giải trí, ăn uống…mặc dù đã được nới lỏng nhưng vẫn chưa được phục hồi như trước, còn hoạt động dè chừng, do vậy việc kiểm tra, kiểm soát về ATTP trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn nhiều khó khăn.

Kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị giành cho công tác tiêu huỷ hàng hoá không đảm bảo ATTP (đặc biệt là các động vật mang dịch bệnh, hàng hoá không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sức khoẻ, môi sinh, môi trường...); tiêu hủy thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng sau thanh tra, phát hiện xử lý còn thiếu gây ra nhiều khó khăn cho công tác tiêu hủy, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm.

Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về ATTP ngành Công Thương tại một số địa phương biến động, không đồng nhất. Mặc dù đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, việc chuẩn đến địa phương chậm. Bản thân người tiêu dùng chưa nâng cao ý thức trong hoạt động mua bán thực phẩm, ý thức tố giác tội phạm còn e dè đã nhiều khi tiếp tay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đúng theo quy định của pháp luật.

Chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đột xuất

Trong năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về ATTP với công tác quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường, bình ổn thị trường, cân đối cung cầu, nâng cao năng suất chất lượng ngành Công Thương và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống tốt dịch bệnh Covid-19 vừa duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bộ Công Thương: Chủ động xử lý kịp thời các sự cố về mất an toàn thực phẩm
Cơ quan chức năng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo ATTP, hài hòa với các chuẩn mực quốc tế; tiếp tục thống kê, cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu và tính chi phí tuân thủ, rà soát, đánh giá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên hệ thống phần mềm Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ theo phạm vị chức năng được phân công.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai diện rộng Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BCT ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương giữa Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định phục vụ quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP. Thông qua các phương tiện truyền thông kịp thời đưa tin tình hình kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định của luật pháp cũng như phê phán nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan quản lý nhà nước của ngành Công Thương địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về ATTP trong dịp Tết Trung thu và dịp cuối năm, đặc biệt chú trọng kiểm tra các kho hàng thực phẩm đông lạnh và trong lưu thông nhằm ngăn chặn việc buôn bán các loại thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc. Trong đó, cơ quan quản lý thị trường địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, phối hợp các nước trong kiểm tra tại nguồn; phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Covid-19.

Ngoài ra, chủ động, tăng cường tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, phương tiện thông tin đại chúng, người tiêu dùng, tiến hành tổ chức xác minh ngay và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm và công khai các thông tin cho người tiêu dùng biết theo quy định; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường trao đổi kinh nghiệm và phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng hóa nhập lậu, giả, kém chất lượng là thực phẩm trên địa bàn góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm

Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm ''Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024''

Nhiều giải pháp sẽ được Sở Công Thương triển khai nhằm tạo đợt cao điểm về việc tuân thủ pháp luật trong 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024'.
Saigon Co.op phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Saigon Co.op phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ngày 13/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn Thực phẩm năm 2024”.
TP. Hồ Chí Minh ứng dụng số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm

TP. Hồ Chí Minh ứng dụng số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm

TP. Hồ Chí Minh muốn công khai minh bạch, xác thực các thông tin truy xuất nguồn gốc thông qua việc kết hợp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

Thịt ủ mát chuẩn Âu với 3 bước “làm mát nhanh, cân bằng mát, duy trì mát” giúp thịt tươi ngon, mềm mọng và an toàn ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

Bộ Y tế cảnh báo về Dược phẩm Kobayashi có nguy cơ tổn thương thận

Ngày 25/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi đang thu hồi các sản phẩm có nguy cơ làm tổn thương thận.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hoà: Khẩn trương rà soát hàng quán bán đồ ăn nhanh, ăn sẵn

Khánh Hoà: Khẩn trương rà soát hàng quán bán đồ ăn nhanh, ăn sẵn

Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà vừa có thông báo, yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát kiểm tra các dạng thực phẩm nguội, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh trên địa bàn.
Một công ty bị phạt 11 tỷ đồng do sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm

Một công ty bị phạt 11 tỷ đồng do sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố quyết định xử phạt hàng loạt sản phẩm bổ thận, tăng cường sinh lý, giảm béo có chứa chất cấm.
Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Xuân năm 2024

Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Xuân năm 2024

Là địa phương có đường biên giới trên biển và đất liền nên công tác kiểm soát an toàn thực phẩm nhất là vào dịp Tết và mùa Lễ hội được Quảng Ninh chú trọng.
Kiểm soát an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Kiểm soát an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Nhiều địa phương tại các tỉnh phía Nam đang bước vào mùa lễ hội. Tại các khu tham quan, du lịch… các cơ sở ăn uống đua nhau mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
Bắc Ninh tăng cường quản lý an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Bắc Ninh tăng cường quản lý an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Với hơn 500 lễ hội mỗi năm, tập trung vào dịp đầu năm sau Tết Nguyên đán. Việc kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề luôn được Bắc Ninh quan tâm.
Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024

Bắc Ninh thành lập 137 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập 137 đoàn kiểm tra liên ngành từ cấp xã đến tỉnh.
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh dịp Tết

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh dịp Tết

Dịp Tết nhu cầu dự trữ thực phẩm tăng cao, tuy nhiên có một số loại thực phẩm để trong tủ lạnh sẽ nhanh hỏng và biến chất.
TP. Hồ Chí Minh: Tổng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước Tết Nguyên đán

TP. Hồ Chí Minh: Tổng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước Tết Nguyên đán

TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 11 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết nguyên đán, trong đó tập trung vào các mặt hàng Tết được người dân tiêu thụ nhiều.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng hóa tại các chợ đầu mối đầy ắp, sẵn sàng cho cao điểm Tết

TP. Hồ Chí Minh: Hàng hóa tại các chợ đầu mối đầy ắp, sẵn sàng cho cao điểm Tết

Tại 3 chợ đầu mối của TP. Hồ Chí Minh, dự kiến trong tuần cận Tết, lượng hàng nhập chợ tăng bình quân khoảng 80% so với ngày thường.
Việt Nam và Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam và Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”.
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Thái Nguyên về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Thái Nguyên về an toàn thực phẩm

Theo đó, từ ngày 18-19/1 Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì đã làm việc với Thái Nguyên về tình hình quản lý ATTP trước dịp Tết Nguyên đán 2024.
Đà Nẵng: Kiểm tra liên tục, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đà Nẵng: Kiểm tra liên tục, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

TP. Đà Nẵng thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đông Nam Bộ: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm cuối năm

Đông Nam Bộ: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm cuối năm

Nhằm bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường vào dịp Tết Nguyên đán 2024, các ngành chức năng tại Đông Nam Bộ tăng cường kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Bắc Kạn về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Bắc Kạn về an toàn thực phẩm

Ngày 17-18/1, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì đã làm việc với Bắc Kạn về tình hình quản lý an toàn thực phẩm trước dịp Tết Nguyên đán 2024.
Phó Thủ tướng Chính phủ: Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Chính phủ: Cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Công an vào cuộc vụ nhiều học sinh bị đau bụng, nôn ói chưa rõ nguyên nhân

Công an vào cuộc vụ nhiều học sinh bị đau bụng, nôn ói chưa rõ nguyên nhân

Theo Phòng Y tế TP. Thủ Đức, các triệu chứng sốt, đau bụng ở trẻ có thể trùng với nhiều bệnh khác. Do đó, chưa đủ cơ sở để xác định đây là ngộ độc thực phẩm.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều mặt hàng được “chỉ tên” kiểm tra an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán 2024

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mặt hàng được “chỉ tên” kiểm tra an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán 2024

Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trước dịp Tết Nguyên đán 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường kiểm soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đã dẫn đến nguy cơ dễ bị ngộ độc thực phẩm, do vậy cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết.
Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BYT quy định về thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.
Cuối năm cẩn trọng với ngộ độc methanol từ các “bữa nhậu”

Cuối năm cẩn trọng với ngộ độc methanol từ các “bữa nhậu”

Dịp cuối năm mọi người thường tổ chức liên hoan sau một năm làm việc vất vả, đây cũng là thời điểm nhiều vụ ngộc độc methanol do uống rượu không rõ nguồn gốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động