Bộ Công Thương đề nghị làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện

Bộ Công Thương đề nghị cần làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN.
Sớm chuẩn hóa trạm sạc cho xe điện tại các đô thị Mua xe điện kèm pin, chi phí sử dụng rẻ đến mức nào? Bộ Công Thương đề nghị sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trụ/trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1440/BCT-KHCN gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về việc góp ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN ngày 26/9/2013 quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

Bộ Công Thương đề nghị làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện
Trên thị trường xuất hiện các loại xe máy điện, xe ô tô điện và đi kèm là các thiết bị sạc điện cho các phương tiện này cũng khác nhau

Theo Bộ Công Thương, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học và công nghệ, ngày càng nhiều các sản phẩm mới, chất lượng tốt được đưa ra thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt ngành công nghiệp sạc điện bao gồm việc sản xuất, lắp đặt các trạm sạc điện, dịch vụ thu phí sạc điện và các dịch vụ khác đang tăng lên nhanh chóng.

Do đó, việc xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, trong đó bổ sung trụ/thiết bị sạc điện (cột đo điện năng sạc xe điện) vào Danh mục phương tiện đo nhóm 2 là rất cần thiết, nhằm thống nhất chung các yêu cầu quản lý nhà nước về kỹ thuật đo lường đối với trụ/thiết bị sạc điện, phù hợp, hài hòa với quy định, yêu cầu kỹ thuật đo lường trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất, nhập khẩu và bảo vệ người tiêu dùng.

Để hoàn thiện Dự thảo Thông tư, Bộ Công Thương đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, làm rõ một số nội dung sau:

Báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN trong 10 năm qua đối với các phép đo và đặc biệt đối với việc áp dụng chu kỳ hiệu chuẩn trong từng phép đo.

Trong Tờ trình cần nêu rõ hơn nội dung cơ bản của việc sửa đổi, bổ sung lần này đối với một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm: Bổ sung 01 danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo đối với “Thiết bị sạc điện cho xe điện”; cập nhật lại những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Báo cáo đánh giá cụ thể tác động về kinh tế của việc đề xuất chu kỳ kiểm - định đối với “Thiết bị sạc điện cho xe điện (Cột đo điện năng sạc xe điện)” là 24 tháng, cũng như các phương tiện đo nhóm 2 có số lượng lớn, tác động đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên nguyên tắc hài hòa giữa mục tiêu hiệu lực quản lý nhà nước với hiệu quả tổng thể về kinh tế của doanh nghiệp, người dân và phù hợp với các kinh nghiệm, thông lệ quốc tế hiện nay.

Góp ý chi tiết, Bộ Công Thương đề nghị rà soát thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản để đảm bảo phù hợp quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần làm rõ quy định về “Thiết bị sạc cho xe điện” tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Thông tư vì hiện nay trên thị trường có xuất hiện các loại xe máy điện, xe ô tô điện và đi kèm là các thiết bị sạc điện cho các phương tiện trên cũng khác nhau như: Trạm sạc điện, thiết bị sạc điện cầm tay, thiết bị sạc điện gắn sẵn trên phương tiện, mỗi loại phương tiện và thiết bị sạc điện đều có những đặc điểm thông số và tuổi thọ khác nhau.

Đồng thời, bổ sung trong hồ sơ xây dựng Thông tư và Tờ trình những dẫn chứng thực tế, chứng minh “Thiết bị sạc điện cho xe điện” là một “Phương tiện đo”, đồng thời các định nghĩa từ ngữ nêu tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 phải bao trùm được khái niệm “Thiết bị sạc điện cho xe điện” là một “Phương tiện đo”.

Ngoài ra, đề nghị Tổ soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung các phương tiện đo trong lĩnh vực kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện làm việc ở môi trường không nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ tại khoản 2 Điều 1 của Dự thảo.

Đối với “Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo”, đề nghị quy định tại Phụ lục kèm theo Dự thảo Thông tư.

Bộ Công Thương cũng đề nghị bổ sung quy định về việc lựa chọn phương án kiểm định các phương tiện đo nhóm 2 theo nguyên tắc quản lý rủi ro và phù hợp với các thông lệ quốc tế hiện hành và xu thế cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ; cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các trường hợp chuyển tiếp (nếu có) để quy định cho phù hợp.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh

Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh

Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững nhưng doanh nghiệp dệt may vẫn “cái khó bó cái khôn” khi thiếu vốn, thiếu nhân lực.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tiết giảm chi phí, đột phá hiệu quả

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tiết giảm chi phí, đột phá hiệu quả

Luật Giao dịch điện tử được ban hành từ năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử trong hoạt động của các CQ nhà nước, kinh doanh, thương mại.
Cải cách thể chế: Mệnh lệnh không thể chần chừ

Cải cách thể chế: Mệnh lệnh không thể chần chừ

Là người đã tham gia xây dựng và thực hiện chương trình cải cách, tôi nhận thấy rằng đây là thời điểm mà cải cách thể chế, mệnh lệnh không thể chần chừ.
Ổn định kinh tế vĩ mô và những kinh nghiệm Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô và những kinh nghiệm Việt Nam

Những giải pháp làm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua là những kinh nghiệm, bài học rất đáng giá.
Ngày này năm xưa 30/5: Ban hành Danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày này năm xưa 30/5: Ban hành Danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày này năm xưa: Ngày 30/5/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định quy định về danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Báo Công Thương: Chung tay xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh

Công đoàn Báo Công Thương: Chung tay xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh

Chiều ngày 29/5, Công đoàn Báo Công Thương tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 26): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa – Phần 2

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 26): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa – Phần 2

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về công tác tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Cơn sốt trà mãng cầu đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, cho thấy nền tảng số là cách nông sản Việt thu hút người tiêu dùng, thoát cảnh "được mùa, mất giá", "giải cứu".
Ngày này năm xưa 29/5: Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài

Ngày này năm xưa 29/5: Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài

Ngày này năm xưa 29/5, Bộ Công Thương ban hành quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài.
Mục tiêu chuyển đổi số và quyết tâm của ngành Công Thương

Mục tiêu chuyển đổi số và quyết tâm của ngành Công Thương

Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã xác định nhiều mục tiêu quan trọng trong công tác chuyển đổi số.
Ngày này năm xưa 28/5: Ban hành quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Ngày này năm xưa 28/5: Ban hành quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Ngày này năm xưa: ngày 28/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Ngày này năm xưa 27/5: Ngành điện vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam

Ngày này năm xưa 27/5: Ngành điện vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam

Ngày này năm xưa, ngành điện lực Việt Nam bắt đầu vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam; Bác Hồ dự phiên thảo luận về Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình.
Hoàn thuế VAT: Đừng để “trên nóng, dưới lạnh”

Hoàn thuế VAT: Đừng để “trên nóng, dưới lạnh”

Đơn hàng tụt giảm mạnh, nguồn vốn đã eo hẹp, doanh nghiệp lại phải mòn mỏn chờ “được” hoàn thuế giá trị gia tăng (hoàn thuế VAT).
Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên, đã nhiều năm, lĩnh vực này vẫn chưa bứt lên và phát triển.
Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn

Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn

Doanh nghiệp các ngành xuất khẩu đang đối diện khó khăn do thiếu đơn hàng. Để vượt qua, họ rất cần được hỗ trợ vốn song việc tiếp cận vốn lại không hề dễ.
Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.
Ngày này năm xưa 26/5: Bộ Công nghiệp ban hành tiêu chuẩn ngành Da - Giầy

Ngày này năm xưa 26/5: Bộ Công nghiệp ban hành tiêu chuẩn ngành Da - Giầy

Ngày này năm xưa là ngày Quần thể Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; Ban hành tiêu chuẩn ngành Da - Giầy.
Ngày này năm xưa 25/5: Chính phủ phê duyệt quy định về cụm công nghiệp; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Ngày này năm xưa 25/5: Chính phủ phê duyệt quy định về cụm công nghiệp; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Ngày này năm xưa, Chính phủ phê duyệt nghị định về về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”.
Để không mất điện: Hãy tiết kiệm điện

Để không mất điện: Hãy tiết kiệm điện

Từ đầu năm 2021 đến nay nguồn cung năng lượng trên thế giới thiếu, nhiều nước đã yêu cầu người dân, doanh nghiệp phải tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện.
Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Hàng chục triệu người có thu nhập thấp vẫn gặp tầng tầng, lớp lớp khó khăn khi mua nhà ở xã hội dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ.
Ngày này năm xưa 24/5: Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Ngày này năm xưa 24/5: Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Ngày này năm xưa 24/5, Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; ngày thành lập tỉnh Gia Lai.
Thông điệp “Nhà ở phải có người ở”...!

Thông điệp “Nhà ở phải có người ở”...!

Nhà ở phải có người ở” là thông điệp mới mang tính nguyên tắc theo tinh thần của Nghị quyết số 33 về 1 số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.
Ngày này năm xưa 23/5: Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010

Ngày này năm xưa 23/5: Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010

Ngày này năm xưa 23/5/2002, Thủ tướng Chính phủ ra QĐ 64/2002/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 25): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 25): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa

Đối với các thị trường còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bên cạnh quá trình số hóa, nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần nhiều sự quan tâm trong thời gian tới.
Tại sao doanh nghiệp Việt ít ngồi với nhau để làm việc và cùng phân chia lợi nhuận?

Tại sao doanh nghiệp Việt ít ngồi với nhau để làm việc và cùng phân chia lợi nhuận?

Mọi người đều biết ngay từ quý I/2022 và tiếp theo là 4 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động