Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP Xuất khẩu hàng hóa điểm là sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024 |
Theo Bộ Công Thương, quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%); nhập khẩu ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 15,4%).
Trong quý I/2024, có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,7%), nhiều hơn 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD).
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Ảnh: Cấn Dũng |
Tại họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024 của Bộ Công Thương, trả lời câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân đạt tín hiệu khởi sắc của hoạt động xuất khẩu trong quý I/2024, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hiện tại, tình hình sản xuất, kinh doanh đang phát triển khá tốt nhờ đã góp phần vào sự phục hồi của tăng trưởng xuất khẩu. Đặc biệt, nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đã có sự phục hồi, vượt qua giai đoạn suy thoái.
Mặt khác, theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, sự khởi sắc của xuất khẩu hàng hoá phải kể tới hiệu quả từ các giải pháp của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt độn, như về giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, Việt Nam đã và đang tích cực thu hút đầu tư, cũng như đón các làn sóng dịch đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, thông tin về tình hình khai thác các thị trường có FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, hiện Việt Nam tham gia ký kết 16 FTA, cơ bản các thị trường FTA đều có hiệu quả rất tốt và các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều nằm trong các FTA.
Ngoài ra, "hiện có một số khu vực, địa bàn chưa có FTA như Trung Đông, Nam Á, châu Phi. Vì vậy, Bộ Công Thương đang nỗ lực tìm kiềm khả năng để tiến tới ký kết FTA, qua đó góp phần cải thiện và nâng cao hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới"- ông Hải cho hay.
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, ngoài 16 FTA Việt Nam tham gia, hiện có 3 FTA đang đàm phán đó là FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein); Việt Nam tham gia khuôn khổ đàm phán FTA Asean và Canada; FTA Việt Nam với UAE hiện đang nỗ lực kết thúc đàm phán sớm. “Riêng FTA Việt Nam với UAE, đây là FTA đã được đàm phán nhanh, khi hai bên nhận thấy các tiềm năng hợp tác phát triển”- ông Hải nói.
Nêu rõ giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2024 đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023, ông Trần Thanh Hải cho biết: Bộ Công Thương tiếp tục nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đã đề ra, trong đó sẽ mở rộng đàm phán các FTA, phổ biến các ưu đãi từ FTA. Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu nhằm giúp doanh nghiệp khơi thông xuất khẩu hàng hoá.
Nhấn mạnh về khai thác hiệu quả các thị trường FTA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ thêm, ngoài việc tiếp tục mở rộng, nghiên cứu ký kết thêm các FTA, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế, Việt Nam cần tăng cường nâng cấp các FTA đã tham gia ký kết; tận dụng tốt hơn các ưu đãi các FTA, khai thác các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường tiềm năng.