Phát triển nguồn điện sạch theo quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương chủ động, tích cực, nêu cao tinh thần trách nhiệm

Năm 2023, bên cạnh việc chỉ đạo đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, Bộ Công Thương đã chủ động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ...
Bộ Công Thương khuyến cáo gì để hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ? Bộ Công Thương dừng cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC

Năm 2023, bên cạnh việc chỉ đạo đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, Bộ Công Thương đã chủ động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi cũng như xây dựng dự thảo Chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì cuộc họp bàn giải pháp thúc đẩy các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và tham vấn về dự thảo chiến lược hydrogen tại Việt Nam    			Ảnh: Cấn Dũng
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì cuộc họp bàn giải pháp thúc đẩy các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và tham vấn về dự thảo chiến lược hydrogen tại Việt Nam Ảnh: Cấn Dũng

Nhận diện thách thức

Theo Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, tổng công suất đặt hệ thống điện đến năm 2030 là 150,489 GW. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW); tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6.000 MW.

Như vậy, chỉ trong 7 năm, chúng ta phải hoàn thành hơn 70 GW nguồn điện, trong đó, riêng điện khí, điện gió ngoài khơi chiếm gần 50% tổng công suất tăng thêm. Đây là thách thức không hề nhỏ, đặc biệt có nhiều vướng mắc, khó khăn do chưa có quy định trong pháp luật hiện hành. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp điện cho đất nước, an ninh năng lượng quốc gia và nhiều vấn đề kinh tế khác, trong bối cảnh phụ tải tiếp tục tăng và các yêu cầu chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, thực tế triển khai dự án điện khí cần khoảng thời gian từ 7 - 8 năm. Đối với dự án điện gió ngoài khơi, thời gian thực hiện cần khoảng từ 6 - 8 năm kể từ lúc khảo sát. Chia sẻ thêm về những khó khăn trong đầu tư điện khí, Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Phạm Văn Phong cho biết: Hiện, chúng ta chưa có chính sách về tài chính, cơ chế bao tiêu sản lượng điện khí, cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện... Điều đó đã khiến các dự án đầu tư không xác định được khả năng thu hồi vốn, thu xếp vốn, không xác định được lượng LNG cần nhập khẩu để đảm bảo mức giá khí cạnh tranh trong ký kết hợp đồng nhập khẩu LNG cho sản xuất điện… Tất cả các vướng mắc trên đã gây nguy cơ chậm tiến độ của các dự án điện khí. Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án dịch vụ, hạ tầng cho điện khí (kho, cảng…) cũng đang gặp khó khăn.

Nhận diện được những khó khăn thách thức như vậy, với vai trò là bộ quản lý ngành, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc họp để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn của doanh nghiệp; tham khảo ý kiến của các Ủy ban của Quốc hội, chuyên gia kinh tế - năng lượng hàng đầu của đất nước… Qua đó, tổng hợp, hoàn thiện các báo cáo, đề xuất giải pháp trình Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền ở cấp cao hơn xem xét sớm quyết định.

Bên cạnh đó, đại diện các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công Thương cũng đã tham gia, đóng góp ý kiến tại hàng chục hội thảo, hội nghị, toạ đàm về điện khí, điện gió ngoài khơi do các cơ quan, đơn vị tổ chức. Theo đó, ngày 24/6/2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với 10 tỉnh có dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan để thông tin, thảo luận, thống nhất các định hướng giải quyết quyết những khó khăn, thúc đẩy tiến độ dự án.

Tiếp đến, ngày 15/12 và ngày 25/12, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức cuộc họp với sự tham gia của một số ủy ban của Quốc hội, bộ, ngành, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp năng lượng, đặc biệt là hơn 20 chuyên gia kinh tế - năng lượng đầu ngành tại Việt Nam nhằm bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế thúc đẩy tiến độ các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Tại các cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năng lượng điện nói chung cũng như nguồn điện khí, điện gió ngoài khơi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cam kết quốc tế. Việc phát triển hai nguồn điện này sẽ giúp Việt Nam thực hiện được cam kết trung hòa carbon đến năm 2050, bởi các dự án điện khí là những nguồn điện chạy nền, linh hoạt, ổn định sẽ hỗ trợ cho các dự án điện gió và điện mặt trời để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Tuy nhiên, hiện, điện khí gặp 3 vướng mắc chính: Cơ chế bao tiêu sản lượng điện tối thiểu; cam kết giá khí; mua khí hóa lỏng dài hạn. Đối với điện gió ngoài khơi, đang gặp 4 vướng mắc chính gồm các quy định về khảo sát, điều tra, đo đạc trên biển để lập dự án; chưa có quy hoạch không gian biển quốc gia; chưa có quy định rõ về vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế giá mua - bán điện, bao tiêu sản lượng điện.

Cần sớm có giải pháp, cơ chế

Tại các cuộc họp, các bộ, ngành, chuyên gia đã đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của Bộ Công Thương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao; chủ động xây dựng giải pháp, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cũng như tham vấn ý kiến từ các chuyên gia nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy các dự án nguồn điện khí, điện gió ngoài khơi, dự thảo chiến lược sản xuất hydrogen. Các ý kiến cũng nêu bật những khó khăn, thách thức mà nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp cấp bách, kịp thời, đặc biệt, những nhiệm vụ, mục tiêu lớn về phát triển năng lượng, rất khó hoàn thành.

Các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia đều thống nhất: Cần sớm ban hành cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do các vướng mắc liên quan đến rất nhiều luật (Luật Đất đai, Luật Giá, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực...), văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, Bộ Công Thương cần có báo cáo trình Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền cao hơn giải pháp kịp thời. Đồng thời, đề nghị phải đẩy mạnh công tác truyền thông để cho xã hội và các cơ quan quản lý hiểu được sự quan trọng, cần thiết trong triển khai thực hiện.

TS. Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - khẳng định: Thời gian qua, Bộ Công Thương đã quyết liệt, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ quản lý của ngành. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó cần có sự tham gia của các bộ, ngành. Do đó, cần lập nhóm chuyên gia của các bộ, ngành rà soát chính sách liên ngành cùng với các chuyên gia độc lập để có đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật thống nhất.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, cần có tư duy, cách tiếp cận mới đối với ngành năng lượng, nhất là sớm có cơ chế mới phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và quốc tế, nhất là cơ chế giá năng lượng.

Theo TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, nhiệm vụ phát triển năng lượng hiện nay, trong đó, có điện khí, điện gió ngoài khơi rất cấp bách, cần phải có những cách làm mới, quyết liệt. TS. Lê Đăng Doanh đề xuất lập nhóm các chuyên gia của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia kinh tế - năng lượng… để giải quyết những vấn đề trên.

Ủng hộ quan điểm về cơ chế giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam - nhấn mạnh: Nếu để cơ chế mua điện giá cao, bán giá thấp như hiện nay, không thể hoàn thành các mục tiêu và kế hoạch mà Quy hoạch điện VIII cũng như của ngành đề ra, nhất là trong mua - bán với quốc tế. Do vậy, cần sửa đổi Luật Điện lực để đảm bảo giá điện tính đúng, tính đủ, tạo điều kiện khuyến khích, thu hút đầu tư; có chính sách giảm thuế, phí để hạ chi phí...

Từ báo cáo của doanh nghiệp, ý kiến góp ý của chuyên gia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Điện khí và điện gió ngoài khơi rất quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam. Thống nhất rằng, đây là vấn đề “khẩn trương, cấp bách và đặc thù”. Bộ trưởng khẳng định, sẽ tiếp thu, nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Chính phủ, trình cấp thẩm quyền cao hơn để có cơ chế chính sách giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc hiện nay nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn điện nêu trên.

Nguyên Vũ

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Ngày 27/11/2024, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng.
Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Sau nhiều nỗ lực, Hội đồng nghiệm thu cấp chủ đầu tư đã họp, thống nhất đóng điện kỹ thuật Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai cam kết vào cuộc với quyết tâm cao nhất, chung sức với EVNNPT để đảm bảo tiến độ các dự án truyền tải điện trên địa bàn.
EVN và NSMO

EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Sáng 27/11/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia đã ký thỏa thuận phối hợp.
Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, có hiệu lực thi hành từ 25/11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Nhằm bảo đảm cung ứng điện mùa khô 2025, các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị đủ nhiên liệu, thực hiện công tác đại tu, sửa chữa nâng cao độ khả dụng các tổ máy.
Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng đã hòa điện thành công vào lưới điện quốc gia chỉ sau gần 3 năm triển khai.
EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Trước tình hình mưa lũ tại miền Trung, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, EVNCPC ra công điện ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Việc tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3 đã đem lại nhiều kinh nghiệm cho các công nhân truyền tải, quan trọng hơn là cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

UBND tỉnh Lai Châu vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Pắc Ma.
Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Đây là sự phối hợp hiệu quả giữa EVNNPC và UBND tỉnh Sơn La trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3047/QĐ-BCT ngày 15/11/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động