Bộ Công Thương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh: Thiết thực, đi vào chiều sâu

Với quan điểm đổi mới, quyết liệt hành động, Bộ Công Thương đã có nhiều đề xuất tham mưu cho Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát để cắt giảm, đơn giản điều kiện đầu tư, kinh doanh (ĐKĐTKD), tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN). Ông Nguyễn Anh Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) - đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Bộ Công Thương được đánh giá là Bộ tiên phong cải cách hành chính (CCHC), đơn giản hóa, cắt giảm ĐKĐTKD. Ông có thể chia sẻ về đột phá của công tác này?

bo cong thuong cat giam dieu kien dau tu kinh doanh thiet thuc di vao chieu sau

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã thực hiện hai đợt cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục ĐKĐTKD. Đợt 1, thực hiện theo Nghị quyết số 98 ngày 3/10/2017 của Chính phủ quy định yêu cầu rà soát, đánh giá, bãi bỏ từ 1/3 - 1/2 số ĐKĐTKD hiện hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của từng bộ, ngành. Thực hiện nghị quyết, Bộ Công Thương ký quyết định 3610A ngày 20/9/2019 ban hành Đề án Dự kiến cắt giảm ĐKĐTKD. Trên cơ sở đó, Bộ đã trình Chính phủ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018, sửa đổi một số nghị định liên quan đến ĐKĐTKD thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và 9 nghị định trong năm 2017, 2018. Theo đó, trong đợt 1, Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 675 ĐKĐTKD trên tổng số 1.216 ĐKĐTKD, chiếm tỷ lệ 55,5%. Tất cả ĐKĐTKD đã công bố đầy đủ theo yêu cầu công khai, minh bạch của Chính phủ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Đợt 2, thực hiện Nghị quyết số 19/2018 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ra Quyết định 3720 ban hành Đề án 3720 cắt giảm, đơn giản hóa 202 thủ tục ĐKĐTKD. Năm 2020, trên cơ sở Đề án 3720, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2020 cắt giảm, đơn giản hóa 205 ĐKĐTKD, vượt chỉ tiêu 3 điều kiện. Có thể nói, Bộ Công Thương là Bộ đi đầu, khi thực hiện cắt giảm 70% các ĐKĐTKD.

2049 ong nguyen anh sonjpg
Ông Nguyễn Anh Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương)

Việc cắt giảm ĐKĐTKD của Bộ Công Thương gặp những tồn tại, khó khăn nào, thưa ông?

Đến nay, khó khăn, thách thức về thực hiện CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD vẫn rất nhiều. Trước hết, là do nhận thức lãnh đạo, nguồn lực vật chất nội tại của ngành; sự phối hợp của các bộ, ngành, đồng hành của cộng đồng DN, người dân cũng như cơ quan truyền thông, báo chí chưa chặt chẽ, đồng bộ. Thực tế, nhiều khi DN thường đứng trên lợi ích của cộng đồng để đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của họ, trong khi số lượng cắt giảm ĐKĐTKD chúng ta không thể dàn đều nên tiếng nói của DN nhiều khi không đồng lòng, tán thưởng khách quan. Mặt khác, dù Bộ Công Thương đẩy mạnh truyền thông về công tác CCHC, nhưng vẫn chưa tập trung phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng DN, người dân biết là Bộ đã làm gì để có sự thấu hiểu, chia sẻ.

Bộ Công Thương đang tích cực thực hiện kế hoạch cắt giảm ĐKĐTKD giai đoạn 2019 - 2020, trong đó nổi bật là Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Ông có thể cho biết về nét mới của đợt cắt giảm này?

Năm 2020 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì vậy, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 17/1/2020 về việc tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC, ĐKĐTKD và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN và người dân. Thực hiện Nghị định số 17/2020, Bộ Công Thương tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thêm 205 ĐKĐTKD, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh rượu, thuốc lá, ôtô, khí, dầu mỏ, hóa lỏng, khoáng sản, an toàn thực phẩm. Trong đợt này, nhiều điều kiện đã được bãi bỏ. Đối với lĩnh vực ôtô, đã bãi bỏ giấy chứng nhận kiểu loại ATA; hay trước đây, chúng ta có phương thức thử nghiệm theo lô, nhưng theo Nghị định 17 thì thử nghiệm theo kiểu dáng, kiểu loại. Đối với điện lực, đã bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện liên quan đến tư vấn chuyên ngành điện lực, như tư vấn với công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời, đường dây, trạm biện áp…

Trong bối cảnh hội nhập, CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD cần sự nỗ lực của tất cả các bộ, ngành. Ông có khuyến nghị gì để các hoạt động này đi vào chiều sâu, thiết thực?

Trước hết, để công tác CCHC, cắt giảm ĐKĐTKD đi vào thiết thực, chiều sâu, cần phải nhấn mạnh và phát huy vai trò của người lãnh đạo, trách nhiệm người đứng đầu. Về vấn đề này, đối với Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ trưởng đã rất chú trọng, cùng lãnh đạo Bộ và các đơn vị quyết tâm cắt giảm ĐKĐTKD. Thứ hai, cần thực hiện thường xuyên, liên tục, không làm theo phong trào. Theo đó, sau Nghị định số 17 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Vụ Pháp chế, các đơn vị xây dựng các phương án cắt giảm đợt 3. Thứ ba, các bộ, ngành, địa phương phải lấy DN làm trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN. Đây chính là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, nâng cao chất lượng sự phối hợp giữa các bộ, ngành, nhận thức trách nhiệm, năng lực của cơ quan, cán bộ hành chính nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử. Thứ năm, cần tăng cường công tác truyền thông, đối thoại giữa bộ, ngành, các địa phương với cộng đồng DN và người dân; hoàn thiện thể chế, quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho DN, người dân.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.

Tin cùng chuyên mục

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Lô hàng nước mía ép nguyên chất đóng lon của Công ty Lasuco được doanh nhân người gốc đảo quốc Haiti,đưa vào phân phối tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở Mỹ.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Chiều ngày 25/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan thương mại Business France đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động