Bộ Công Thương cảnh báo hàng hóa gian lận “Made in Vietnam"

Hiện nay, không ít hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Mập mờ hàng hóa "made in Vietnam"

Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy. Xuất phát từ thực tế này, có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.

bo cong thuong canh bao hang hoa gian lan made in vietnam

Có trường hợp thương nhân không cố tình gian lận, nhưng quan niệm của thương nhân về vấn đề này còn đơn giản, không nhận thức hết những ảnh hưởng to lớn đối với nền sản xuất quốc gia. Hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (sau đây gọi là FTA) Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu. Hơn nữa, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

bo cong thuong canh bao hang hoa gian lan made in vietnam

Hoàn thiện thể chế - nhiệm vụ cấp bách

Hiện nay, các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể. Ví dụ quy định của Thụy Sỹ đối với đồng hồ, quy định của Hoa Kỳ đối với ô tô, hàng dệt may và len, quy định của New Zealand đối với rượu vang... Nhiều nước cho phép áp dụng việc ghi nhãn trên cơ sở tự nguyện đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước. Một khi hàng hóa đã ghi nhãn nước sản xuất thì bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó, các nước đưa ra quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể. Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for”.

Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, theo quy định của Ý, tổ chức, cá nhân gắn nhãn “Made in Italy” vào sản phẩm đồ da không đáp ứng tiêu chí “Made in Italy” có thể phải nộp phạt tới 100.000 Euro. Tại Canada, theo Luật Cạnh tranh, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm việc gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu Đôla Canada, truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc phạt tù từ 1 – 14 năm.

Con tại nước ta, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.

Về cách ghi nhãn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định dẫn trên quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Về chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, các quy định được đề cập tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và các Thông tư liên quan. Theo quy định tại các văn bản nêu trên, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.

Về thương hiệu hàng Việt Nam, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 6/3/2012 kèm theo quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia. Quyết định số 984/QĐ-BCT nêu trên có tiêu chí để hàng hóa được gắn mác “Viet Nam Value” (Giá trị Việt Nam) nhằm quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Với sự ra đời của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa. Quy định hiện hành là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế. Trên cơ sở cam kết quốc tế và Luật Quản lý Ngoại thương, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nêu trên với phạm vi điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không điều chỉnh về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa.

Theo mục tiêu quản lý nhà nước đặc thù của các Bộ ngành, các văn bản nêu trên tập trung vào quy định về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam. Quy định hiện hành chưa có bộ tiêu chí để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam; hoặc hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn.

Xuất phát từ thực tiễn trong nước và thế giới nêu trên, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.

Qua trao đổi giữa Bộ Công Thương với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội ngành hàng, trước mắt, việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai. Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức thực hiện ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

Sau một khoảng thời gian thực hiện, khi quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dần được hình thành trong nhận thức xã hội, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng kết, đánh giá và báo cáo Chính phủ để áp dụng bắt buộc ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với một số mặt hàng cụ thể nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, bảo hộ ngành sản xuất và xây dựng thương hiệu như thực phẩm, dệt may, giày dép...

Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Ngày 6/11, Honda Việt Nam công bố triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R để sửa chữa phụ tùng thước lái.
Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau” với hạn mức lên đến 25 triệu đồng.
WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

WinCommerce đã có quý đầu tiên sau COVID-19 đạt lãi ròng sau thuế dương, đơn vị đã tìm ra công thức mang về lợi nhuận bền vững
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Đào tạo, kiểm tra kiến thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường bán hàng đa cấp lành mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi nguy hại nhất, vi phạm nghiêm trọng quy tắc cạnh tranh trên thị trường và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang giám sát chương trình thu hồi bồn chứa nước bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh của hãng Bridgestone tại thị trường Việt Nam.
Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Bộ Công Thương chính thức phát động Cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024” với chủ để: “Tìm hiểu pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp”.
Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Audi Việt Nam chính thức thông báo tiến hành chương trình triệu hồi kiểm tra pin cao áp trên các xe Audi e-tron GT và RS e-tron GT.
Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang giám sát chương trình triệu hồi sửa lỗi cảm biến tốc độ đối với 866 xe Honda CB350’H’ness do Công ty Honda Việt Nam thực hiện.
Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Tổng đài1800.6838 đã ghi nhận 6.394 cuộc gọi đến, trong đó gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng được hỗ trợ, xử lý.
Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Tình trạng chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền,… của các hãng hàng không Việt Nam đã gây mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài.
Công nghệ -

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, cần có các giải pháp công nghệ để định danh, xác định người bán, sản phẩm hàng hóa, từ đó phòng ngừa rủi ro.
Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cả hệ thống chính trị Bắc Kạn đã cùng vào cuộc triển khai nhiều hoạt động thiết thực.
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

WinCommerce, công ty sở hữu chuỗi WinMart/ WinMart+/ WiN, thuộc Tập đoàn Masan, đã nâng cao vị thế của mình trong ngành bán lẻ kể từ khi nhận chuyển giao
Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về chương trình thu hồi 1.150 sản phẩm máy hút bụi không dây của thương hiệu PHILIPS tại thị trường Việt Nam do lỗi pin.
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Công tác điều tra tiền tố tụng, phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được Bộ Công Thương chú trọng thực hiện.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa phát đi cảnh báo về hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm xuất hiện trên mạng xã hội thời gian gần đây.
‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

Trung bình mỗi năm, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tiếp nhận khoảng hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.
Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Mexico vừa ra thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí trung tâm dạng ống dẫn, dạng trọn gói và dạng tách rời.
Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Câu chuyện người nổi tiếng, KOL quảng cáo bán hàng đã rất phổ biến, nhưng hình ảnh của họ có đủ đảm bảo cho sự an toàn và chất lượng sản phẩm mà họ quảng bá?
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, bên cạnh các tác động tích cực, phương thức bán hàng trực tiếp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật

Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật

Việc có đến hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua được kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật là một tình trạng đáng báo động hiện nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động