Bình ổn thị trường phân bón: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân

Từ đầu năm, khi giá phân bón tăng, Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo, điều hành góp phần bình ổn thị trường. Các giải pháp được thực hiện với tinh thần chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và bà con nông dân. Dù rằng, theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý mặt hàng này thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đi tìm nguyên nhân khiến giá phân bón tăng cao

Tại Hội nghị trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón diễn mới đây, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) nêu rõ, từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao, có sản phẩm tăng tới trên 80%. Nguyên nhân là do nhu cầu và chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển; giá các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đều ở mức cao.

Phân tích cụ thể hơn về vấn đề này, ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) - trích dẫn số liệu của Progressive Farmer và Farm Business. Theo đó, giá một số loại phân bón tháng 7/2021 so với tháng 12/2020, như phân bón 2 thành phần NP 10-34 tăng 36%; kali (MOP) tăng 54%; urea đạm tăng 56%; DAP tăng 69%; MAP tăng 75%. Nguyên nhân do giá nguyên liệu đầu vào như amoniac, lưu huỳnh tăng 60-70%, giá container tăng từ 2-3 lần. Theo thống kê của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thuộc Liên hợp quốc), giá ammonia trung bình cuối năm 2020 là 487 USD, tháng 7/2021 đã là 746 USD/tấn tăng 259 USD/tấn, 53%.

Bình ổn thị trường phân bón: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, một chuyên gia cho rằng, thực trạng giá phân bón trên có thể khẳng định rõ nét hơn về tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến logistics, cước phí vận chuyển cao và nhiều hệ lụy khác. Chuyện "đội" giá thành mặt hàng phân bón cũng không ngoại lệ so với nhiều mặt hàng khác. Do đó, giá đầu vào phân bón tăng là vấn đề rất cần quan tâm, nhưng mặt khác cũng nên có sự nhìn nhận bình tĩnh, khách quan như một tính chất tất yếu của thị trường.

Bộ Công Thương vào cuộc kịp thời

Nhằm góp phần ổn định thị trường phân bón, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo, điều hành. Cụ thể, Bộ Công Thương đã có các văn bản số 1321/BCT-HC ngày 11/3/2021; số 4015/BCT-HC ngày 7/7/2021; số 4084/BCT-HC ngày 9/7/2021 đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu, phát huy công suất sản xuất, giảm tồn kho; kiểm soát kênh phân phối, ưu tiên tối đa tiêu thụ phân bón tại thị trường trong nước, định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ phân bón.

Bình ổn thị trường phân bón: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân
Doanh nghiệp tăng cường sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phân bón trong nước

Bộ Công Thương liên tục cử đại diện các đơn vị liên quan làm việc trực tiếp với Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm đánh giá tình hình sản xuất, nắm bắt tình hình biến động giá cả trong nước và thế giới, tình hình cung ứng phân bón ra thị trường, các biện pháp chỉ đạo điều hành hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm cung ứng tối đa cho thị trường nội địa.

Tiếp đó, ngày 12/7/2021, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 404/BCT-HC đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến để Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sản xuất phân bón đôn đốc các doanh nghiệp này tăng cường sản xuất, tiếp tục tiết giảm chi phí sản xuất để cung ứng nhanh, kịp thời phân bón ra thị trường với giá cả hợp lý; ưu tiên tối đa tiêu thụ phân bón trong nước.

Trong khi đó, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan tại địa phương xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón, tăng cường công tác quản lý thị trường phân bón, chống các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá…

Có thể nói trong việc thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương, các DN sản xuất phân bón đã triển khai rất tốt. Hiện, đa số các nhà máy phân bón đã chạy hết công suất đáp ứng nhu cầu thị trường. Đáng chú ý, phần lớn doanh nghiệp không xuất khẩu phân bón trực tiếp.

Để ổn định thị trường phân bón trong nước trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế, Bộ Công Thương đã dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ và lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, trong đó đề xuất các giải pháp để các bộ, ngành, chính quyền địa phương thực hiện trong thời gian tới.

Với những thực tế chỉ đạo điều hành trên của Bộ Công Thương cho thấy sự nỗ lực, chủ động chung tay tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân, dù theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP, trách nhiệm quản lý mặt hàng này thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụ thể, tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP, khoản 2, điều 42 minh định rất rõ: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón". Nghĩa là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hầu hết các hoạt động về phân bón: Đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam. Chức năng của Bộ Công Thương được quy định tại khoản 3, điều 42 của Nghị định như sau: "Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách đối với sản xuất phân bón vô cơ; chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động buôn bán phân bón trên địa bàn".

Công tác quản lý phân bón được thực hiện theo Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018, và Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về quản lý phân bón của Luật Trồng trọt. Theo quy định tại Luật Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động phân bón. Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt.

Đáng chú ý, Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định Bộ NN& PTNT là cơ quan đầu mối thực hiện trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động về phân bón từ việc lập chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón; cho đến thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón.

Như vậy, từ những thông tin vừa được nêu, các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và người tiêu dùng có thể hình dung rõ ràng, tách bạch về vai trò quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với mặt hàng phân bón. Tư duy mặc định theo hướng "trăm dâu đổ đầu tằm" trước một vấn đề nảy sinh như giá phân bón vừa qua rất cần được thay đổi. Vì nói cho cùng, mục tiêu của Chính phủ là công tác quản lý được phân công theo từng lĩnh vực, nhưng đều hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, làm động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7%. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cao su tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thế giới hồi phục ngay sát kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh, riêng dầu thô WTI chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp trước.
Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 0,69% lên hơn 7.200 USD/tấn, trong khi giá cà phê Robusta chỉ tăng 0,12% và dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động