Bình Dương xuất siêu hơn 5,24 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022
Phát triển kinh tế Thứ tư, 01/06/2022 - 17:54 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xuất siêu hơn 5,24 tỷ USD
Thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2022 chiều 1/6, đại diện UBND tỉnh Bình Dương - cho biết, trong tháng 5 kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, Bình Dương xuất siêu hơn 5,24 tỷ USD.
![]() |
Đại diện UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi họp báo chiều 1/6/2022 |
Chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài… tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Cụ thể, tháng 5 năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng 9% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, các ngành sản xuất như dệt may, giày dép, gỗ, linh kiện điện tử… đưa ra kế hoạch tăng trưởng trong năm cao hơn so với cùng kỳ (hơn 10%). Đây là tín hiệu tích cực góp phần đưa hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp tục phục hồi mạnh mẽ.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9% là ngành đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành. Theo đó, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ như: Dệt may tăng 9,07%; da giày và các sản phẩm có liên quan tăng 12,46%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 19,05%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,96%; xe có động cơ tăng 18,05%...
Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng đạt hơn 22.800 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng tăng 11,5% so với cùng kỳ.
Về thu hút đầu tư, tháng 5 năm 2022 tỉnh Bình Dương đã thu hút hơn 151 triệu USD. Trong đó, số dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư mới 5 dự án, tăng 25% so với cùng kỳ với tổng số vốn đăng ký là 145,7 USD, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Bình Dương đã thu hút được gần 2,5 tỷ USD tăng 99% so với cùng kỳ.
Xuất siêu đạt hơn 5,24 tỷ USD trong 5 tháng năm 2022
Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Bình Dương. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 năm 2022 tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Các thị trường xuất khẩu quan trọng như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông có nhiều khởi sắc. Các ngành xuất khẩu chủ lực nỗ lực tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết. Đồng thời tận dụng ưu đãi thuế quan ở các thị trường đối tác trong các FTA… để đẩy mạnh xuất khẩu.
![]() |
Bình Dương xuất siêu hơn 5,24 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm |
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 5 năm 2022 đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước, tăng 17% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt gần 15,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt hơn 5,24 tỷ USD.
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở các thị trường truyền thống như: Mỹ đạt 5,37 tỷ USD, chiếm 34,1% kim ngạch xuất khẩu và tăng 14,7% so với cùng kỳ; thị trường EU đạt hơn 1,84 tỷ USD chiếm 11,7% và tăng 12,7%; Hàn Quốc đạt hơn 1,5 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 10,4%; Nhật Bản đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm 9,5% và tăng 7,7%...
Đãng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương trong 5 tháng năm 2022 đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021. Đơn cử như kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 19,1% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
Để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ, tỉnh Bình Dương tập trung triển khai các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. Sở Công Thương cùng các ngành trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích từ các Hiệp định FTA phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bình Dương.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 5 tháng năm 2022 đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 7,7% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh Bình Dương. Theo đánh giá của Sở Công Thương, mặc dù còn nhiều khó khăn trong sản xuất, tình hình xuất nhập khẩu có nhiều biến động, song ngành dệt may liên tục có những nỗ lực để phục hồi và phát triển, tận dụng các FTA để mở rộng thị trường.
Đối với hàng giày da, trị giá xuất khẩu 5 tháng năm 2022 đạt hơn 961 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 6,1% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
Với mặt hàng sắt thép các loại, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt gần 926 triệu USD tăng 49,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 5,9% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 551,6 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,5% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh Bình Dương.
Mặc dù, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các ngành, lĩnh vực kinh tế, quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí logistics. Cùng với đó căng thẳng xung đột Nga - Ukraine cũng đang tác động đến hoạt động xuất khẩu…
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Bình Dương đang từng bước phục hồi, tăng trưởng cao với sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu quan trọng của Bình Dương như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thương mại dịch vụ: Động lực cho kinh tế Yên Bái phát triển

Đề xuất nâng công suất Cảng hàng không Pleiku lên 5 triệu khách/năm

Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?

Nghệ An: Nông dân phấn khởi khi giá hành lá tăng 4 lần

Tỉnh Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp và thương mại tăng trưởng khá
Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Tỉnh Gia Lai: Hàng loạt cây thông tại dự án "khủng" của FLC có nguy cơ chết khô

Đắk Nông: Đấu giá chợ nông sản sau gần 10 năm bỏ hoang

Quảng Nam xin chuyển 25ha rừng tự nhiên để làm đường đến vùng sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Ninh: Công tác giải ngân vốn đầu tư công đang bị chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư khởi sắc

Phát huy tối đa tiềm năng vùng kinh tế Đông Bắc bộ

Nghệ An: Nhức nhối khai thác hải sản kiểu tận diệt

Bình Dương được vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới lần thứ 2 liên tiếp

Yên Bái tăng cường cải cách hành chính toàn diện

Đồng Tháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Tỉnh Quảng Ninh tìm cách gỡ khó cho các chủ tàu thuyền khi giá nhiên liệu tăng cao

Thu hút đầu tư tại tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm: Đạt gần 610 triệu USD

Khoa học - công nghệ: Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn

Đắk Nông thống nhất thực hiện Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành (Bình Phước)

Quảng Trị: Không đưa vật liệu xây dựng chưa công nhận hợp quy vào công trình

TP. Hồ Chí Minh: Gần 100% người dân thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Thành phố Hà Nội: Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp

Vì sao Dĩ An và Dầu Tiếng 10 năm không có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu?
