Thứ ba 29/04/2025 15:40

Bình Dương: Thặng dư thương mại năm 2021 đạt 7 tỷ USD

Mặc dù chịu tác động lớn từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, song tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của Bình Dương đạt được một số kết quả khả quan, có nhiều điểm sáng tích cực, trong đó, thặng dư thương mại đạt 7 tỷ USD

Kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực

Thông tin tại buổi họp báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương năm 2021 diễn ra ngày 14/1, ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh văn phòng UBND Bình Dương - cho biết, ngay từ đầu năm 2021, UBND tỉnh tập trung triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nên tình hình 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả khả quan.

Họp báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương năm 2021

Tuy nhiên từ tháng 7/2021, dịch bệnh Covid-19 làm hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, người lao động bị mất việc, một bộ phận người dân gặp khó khăn. Đến nay, hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh được khôi phục theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Đặc biệt, mặc dù chịu tác động lớn từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của Bình Dương năm 2021 đạt được một số kết quả khả quan, có nhiều điểm sáng tích cực, đáng khích lệ, trong đó đạt và vượt 21/32 chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.

Cụ thể, tổng sản phẩm của Bình Dương (GRDP) đạt hơn 408.800 tỷ đồng, tăng 2,62%. Đây là mức tăng trưởng GRDP tích cực nhất trong tứ giác kinh tế Vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai tăng trưởng 2,15%, TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 6,78%, Bà Rịa Vũng Tàu âm 6,26%). Công nghiệp - dịch vụ tiếp tục là các ngành chủ đạo, chiếm 89,23% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Về lĩnh vực thương mại dịch vụ, Bình Dương đã triển khai hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa trong dịp Tết và phục vụ phòng, chống dịch, nhất là tại 15 phường thực hiện “khóa chặt, đông cứng”. Qua đó. không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, sốt giá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 232 nghì tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2020.

Xuất nhập khẩu cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của bình Dương, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 32,5 tỷ USD, tăng 17,1%, kim ngạch nhập khẩu đạt 25,5 tỷ USD, tăng 18,6%. Thặng dư thương mại năm 2021 đạt 7 tỷ USD.

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND Bình Dương - chia sẻ thông tin về phát triển kinh tế - xã hội tại buổi họp báo

Về thu hút đầu tư, năm 2021 đã thu hút 87.500 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 53.990 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 530 ngàn tỷ đồng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm Bình Dương đã thu hút 2 tỷ 700 USD, vượt 48% kế hoạch năm. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.026 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 37,7 tỷ USD.

Bảo đảm an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả. Bên cạnh thực hiện các chính sách của Trung ương, Bình Dương đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ và triển khai giải ngân các gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng. Đến nay, đã chi gần 4,4 triệu lượt trường hợp, với 4.000 tỷ đồng. Trong năm 2021, đã tạo việc làm cho 17.697 người .

Về chính sách chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho người dân, bà Nguyễn Ngọc Hằng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương - cho biết, tổng dự toán kinh phí tạm tính chi hỗ trợ Tết của tỉnh hơn 229 tỷ, tăng 7% so thực hiện năm 2021 (Mức chi cao nhất là 5 triệu đồng/người và thấp nhất là 500.000 đồng/người), bảo đảm mọi người dân trên địa bàn đều có Tết vui tươi, sum vầy.

Tính đến thời điểm này, tại Bình Dương có 2.117 DN đăng ký mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Mức thưởng tết cao nhất là 627 triệu đồng, thấp nhất 4,42 triệu đồng, bình quân là 7,79 triệu đồng/người. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tặng quà tết cho người lao động bằng hiện vật.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND Bình Dương - nhìn nhận, do chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, nên một số chỉ tiêu về kinh tế không đạt so với đề ra trước đó. Tuy nhiên, vẫn có những chỉ số đạt cao so với các tỉnh, thành trong khu vực, đây là sự nỗ lực rất lớn từ lãnh đạo các cấp đến người dân trên toàn tỉnh.

“Về công tác an sinh xã hội, trong năm 2021 Bình Dương đã chi hỗ trợ hơn 1 triệu lao động trong thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh. Bên cạch đó, công tác tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp đã được tỉnh thực hiện tốt, đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh” - Phó Chủ tịch UBND Bình Dương nhấn mạnh.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam bộ

Tin cùng chuyên mục

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây