Bình Dương: Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu

Các đơn hàng xuất khẩu từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần, Bình Dương đang tăng cường các giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bài 2: Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu “Điểm danh” các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng

Thị trường xuất khẩu Mỹ, châu Âu giảm mạnh

Bức tranh kinh tế Bình Dương dần sáng lên sau 5 tháng đầu năm 2023. Trong đó, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu tăng nhẹ so với tháng trước. Song trên thực tế, tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Bình Dương: Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ Bình Dương trong 5 tháng năm 2023 đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2022

Theo ghi nhận, mặc dù các doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới nhưng số lượng đơn hàng và quy mô đơn hàng giảm mạnh. Đặc biệt các, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thị trường xuất khẩu chính tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thấp. Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, châu Âu giảm mạnh.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 17,1% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ, nhưng lũy kế 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 12,5 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các thị trường xuất khẩu lớn, Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 4,8 tỷ USD, chiếm 38,9% kim ngạch xuất khẩu và giảm 9,7% so với cùng kỳ. Còn thị trường châu Âu (EU) đạt gần 1,8 tỷ USD, chiếm 14,4% và giảm 2,3%.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Bình Dương sụt giảm về đơn hàng. Đơn cử, sản phẩm gỗ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sức mua trên toàn cầu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong 5 tháng năm 2023 đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 17,5% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ chiếm 80,2% tổng số, giảm 15,8% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường châu Âu chiếm 6,4%, giảm 7,1%; Nhật Bản chiếm 5%, giảm 2,1%; Canada chiếm 2,1%, giảm 2,4%; Hàn Quốc chiếm 1,3%, giảm 2,8%...

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu hàng giày da trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 648 triệu USD, giảm 31,7% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường châu Âu chiếm 42,8% tổng số, giảm 3,3% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường Hoa Kỳ chiếm 32% tổng số, giảm 12% so với cùng kỳ; Nhật Bản chiếm 4,1%, giảm 8,5%; Trung Quốc chiếm 4,1%, giảm 6,4%; Hàn Quốc chiếm 7,8%, giảm 6,2%.

Trong khi đó, hàng dệt may đến cuối tháng 5 năm 2023 vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi thị trường chưa có tín hiệu khởi sắc. Hầu hết các doanh nghiệp có lượng đơn hàng sụt giảm từ 25 - 30% so với cùng kỳ. Trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2023 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9,6% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Theo bà Phan Lê Diễm Trang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương, ngành dệt may phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu dùng thế giới, nhất là một số thị trường xuất khẩu truyền thống lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... khi những thị trường này gặp khó, đã kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ.

“Nguyên nhân đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh do suy thoái kinh tế, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt khiến nhu cầu suy giảm. Không chỉ oằn mình đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm về số lượng, tăng về độ khó, doanh nghiệp dệt may đang xoay xở đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất bền vững từ các thị trường nhập khẩu lớn” - bà Phan Lê Diễm Trang chia sẻ.

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may cũng đang nỗ lực cải tiến quy trình hoạt động, đầu tư công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững. Đồng thời, sử dụng các ứng dụng trực tuyến, thương mại điện tử để trao đổi, gửi mẫu tới khách hàng, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian, khách hàng cũng dễ dàng đánh giá và điều chỉnh mẫu hơn trước.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo nghi nhận, để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, bên cạnh hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại dây cũng đang nỗ lực với nhiều giải pháp. Đơn cử như, đối với ngành gỗ, các nhà máy sản xuất đồ gỗ cũng ưu tiên tái cấu trúc lại dây chuyền sản xuất, đầu tư trang thiết bị để giảm chi phí nhân công. Cùng với đó, để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới, các doanh nghiệp cũng đa dạng hóa sản phẩm, chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác nhằm bù đắp mức sụt giảm từ các thị trường chính.

Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Sao Nam (TP. Tân Uyên) cho hay: Trước đây 100% sản phẩm ván sàn của công ty chỉ tập trung xuất khẩu đi thị trường Mỹ. Song, từ cuối năm 2022 đến nay nhu cầu của thị trường này sụt giảm mạnh khiến lượng hàng xuất đi Mỹ cũng giảm, chỉ còn khoảng 35-40% sản lượng sản xuất của nhà máy. “Ngay khi thị trường Mỹ chững lại, chúng tôi đã tìm cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như: Australia, Canada… để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính”- Bà Đỗ Thị Kim Loan chia sẻ.

Trên thực tế, dù xuất khẩu hàng hóa trong tháng 5 tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng nhìn chung các đơn hàng xuất khẩu đang có xu hướng giảm, khiến hoạt động thương mại của tỉnh Bình Dương có xu hướng chậm lại trong 5 tháng đầu năm 2023. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Bình Dương đã và đang tăng cường các giải pháp xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tìm thêm thị trường mới cho doanh nghiệp Sở tham mưu thêm với tỉnh Bình Dương một số giải pháp. Trước hết, phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan Tham tán thương mại tại nước ngoài thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại trong nước cũng như nước ngoài. Từ đó, để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, đồng thời ký kết thêm các đơn hàng xuất khẩu mới, cũng như thúc đẩy tiêu thụ nội địa giảm tồn kho cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp cũng tích cực, chủ động, hưởng ứng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh cũng như của Bộ Công Thương. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đẩy mạnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp ngành gỗ, phải đa dạng thêm một số sản phẩm như đồ gỗ nội - ngoại thất đã chủ động sản xuất thêm các sản phẩm khác (như hạt gỗ nén dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em…).

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường liên kết ngành để hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất khép kín, phát triển sản xuất xanh, chuyền đổi số, tăng nội địa hóa nhắm đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường các nước có lợi thế cạnh trạnh thuộc các khối mà Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tư do như: CPTPP (Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU), RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực).

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận đã và đang biến thách thức thành lợi thế phát triển kinh tế xanh; "thắp sáng" từ nắng gió, từng bước hình thành trung tâm năng lượng của cả nước.
DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ.
Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Nhiều nông dân tỉnh Hà Nam đang từng bước làm chủ kỹ thuật, mở lối phát triển bền vững mô hình trồng nấm linh chi dược liệu của địa phương.
Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Với gần 100 sản phẩm OCOP được công nhận, Đắk Nông triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Trước dự kiến sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Với công suất lên đến 15.000 tấn tôm/năm (tương đương 30.000 tấn nông sản), nhà máy Happy Food VietNam (Đồng Tháp) được vận hành trên nền tảng công nghệ cao.
Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Sự kiện Gia Lai Coffee Festival 2025 với chủ đề “Cà phê Gia Lai – Bazan đi khắp ba miền” đặt mục tiêu sẽ có hơn 10.000 lượt khách tham gia trải nghiệm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Trước thuế đối ứng của Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp chuyển hướng thị trường khác.
Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

An Giang và Kiên Giang là vựa lúa lớn của cả nước, vừa có biển, có núi, có đồng bằng nên có điều kiện không gian phát triển.
Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Theo báo cáo thống kê của Nam Định, tăng trưởng kinh tế địa phương quý I/2025 đạt 11,86%, xếp thứ 1 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 3 cả nước.
Thái Nguyên xây

Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương

Với định hướng xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử đa nền tảng, Thái Nguyên đang từng bước đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường toàn cầu.
Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

TP. Phú Mỹ là thành phố trẻ nhất Việt Nam, có thế mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, trung tâm kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Sáng 5/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự khánh thành Cảng container Quốc tế Hateco Hải Phòng. Dự án là dấu ấn lịch sử của ngành hàng hải Việt Nam.
Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Quý 1/2025, thương mại Đắk Nông tiếp tục ghi nhận những dấu ấn đáng chú ý nhờ các giải pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Mobile VerionPhiên bản di động