Bình Định: Kết nối tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc

Kết nối, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung được Sở Công Thương tỉnh Bình Định chú trọng thời gian qua.
Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm Tuyên Quang: Phát triển “mô hình thương mại hai chiều” vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Nội dung số 3 thuộc Tiểu Dự án 2 của Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, Sở Công Thương đã tổ chức “Gian hàng giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định”. Đây là lần đầu tiên, trên 80 sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng của vùng dân tộc thiểu số, miền núi và sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh được giới thiệu tại TP. Quy Nhơn.

Tham gia hội chợ là cơ hội để huyện Tây Sơn giới thiệu sản phẩm (Ảnh: T.H)
Tham gia hội chợ là cơ hội để huyện Tây Sơn giới thiệu sản phẩm của đồng bào dân tộc (Ảnh minh họa)

Tham gia “Gian hàng giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định” có hơn 50 cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh với trên 80 sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng các vùng dân tộc thiểu số, miền núi và sản phẩm đạt chuẩn OCOP…

Mục tiêu của chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng của các vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh đến với người tiêu dùng và những đơn vị có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, từng bước tạo chuỗi kết nối giữa các đơn vị sản xuất sản phẩm nông nghiệp của vùng dân tộc thiểu số, miền núi với các đơn vị thu mua, nhà phân phối. Đồng thời, bổ sung lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân tại thành phố Quy Nhơn và khách du lịch…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, quảng bá gian hàng tại các sự kiện thương mại và thực hiện gian hàng trực tuyến sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, hỗ trợ quảng bá các sản phẩm OCOP của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Ðịnh với các doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo thống kê sơ bộ, năm 2023, Sở Công Thương đã hỗ trợ 26 đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ở các huyện miền núi tiến hành đưa sản phẩm lên website ketnoicungcau.vn do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh thực hiện, kết nối với 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tiêu biểu trong đó là các sản phẩm đặc sản của các huyện miền núi như: Dầu phụng, dầu mè bà Cũ (huyện Vĩnh Thạnh); tré chua, bánh hỏi khô, bánh canh khô, bánh tráng, dầu phụng, dầu mè, bánh ít lá gai, đông trùng hạ thảo (huyện Tây Sơn); chè cà dây leo, chè dây, mật ong, tinh bột nghệ, bưởi da xanh, trái sả rừng, đồ gỗ mỹ nghệ, thịt heo, thịt bò (huyện An Lão); trà tía tô, trà đinh lăng, mặt nạ bột sâm, mật ong (huyện Vân Canh). Trong đó, nhiều sản phẩm mới lần đầu xuất hiện như: Sản phẩm đan lát của người H’rê và Bana, rượu cần truyền thống của người H’rê và Bana, cá điêu hồng (huyện Vĩnh Thạnh); nón lá Thuận Hạnh (huyện Tây Sơn)…

Phiên chợ giới thiệu các sản phẩm nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hoài Ân (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Bình Định)
Phiên chợ giới thiệu các sản phẩm nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hoài Ân (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Bình Định)

Qua đó, nhiều sản phẩm của các cá nhân, cơ sở ở các huyện miền núi đã tiếp cận được nền tảng kinh doanh hiện đại. Với sự hỗ trợ của Sở Công Thương, các đơn vị đã tạo gian hàng qua các kênh thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, các cá nhân, cơ sở còn được hỗ trợ xây dựng hình ảnh, viết nội dung giới thiệu, quảng cáo, mở tài khoản, tạo mã QR…

Đặc biệt, Sở Công Thương thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về thương mại điện tử cho bà con tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, tăng cường phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, khuyến khích người dân sử dụng thương mại điện tử qua kênh phienchomiennui.vietlao.vn.

Ngoài ra, để hỗ trợ thương mại điện tử phát triển tốt hơn, Sở còn tập huấn, hướng dẫn các đơn vị ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển các giải pháp về bán hàng online, thanh toán điện tử và vận chuyển hàng hóa dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sàn thương mại điện tử. Các sản phẩm ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các hình thức: Đăng ký cấp giấy phép lưu hành, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và bảo hộ theo quy định. Từ đó, giúp các cá nhân, hộ kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiêu thụ hiệu quả nông sản, hàng hóa.

Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, hàng hóa của đồng bào dân tộc, Sở Công Thương Bình Định đã hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều tại Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn, thôn 1 xã An Toàn, huyện An Lão. Hợp tác xã đã mở quầy bán các sản phẩm của 20 thành viên tại huyện An Lão, chủ yếu là sản phẩm của đồng bào dân tộc Bana và H’rê và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho các xã viên tại địa phương.
Hương Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa