Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021: Công bằng, minh bạch, phù hợp với tình hình mới

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thay vì chấm điểm trực tiếp, việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 áp dụng phương thức chấm điểm điện tử. Tuy còn khá mới mẻ nhưng hình thức này được đánh giá thuận tiện, giảm thủ tục hành chính và đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

200 sản phẩm được công nhận

Bộ Công Thương đã ban bành Quyết định số 1997/QĐ-BCT về việc công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021. Theo đó, 200 sản phẩm/bộ sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn 58 tỉnh, thành phố đã được công nhận.

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021: Công bằng, minh bạch, phù hợp với tình hình mới

Các cơ sở CNNT dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng rất nỗ lực tìm phương án phù hợp, quyết tâm duy trì sản xuất

Theo báo cáo từ Ban giám khảo, có tổng số 310 hồ sơ sản phẩm/bộ sản phẩm đủ điều kiện tham gia bình chọn để chấm điểm, trong đó nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ gồm 52 sản phẩm; nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm (194 sản phẩm); nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí (33 sản phẩm) và nhóm sản phẩm khác (31 sản phẩm). Trong tổng số 310 bộ hồ sơ tham gia bình chọn, khu vực phía Bắc có 96 hồ sơ, miền Trung- Tây Nguyên (92 hồ sơ), khu vực phía Nam (122 hồ sơ).

Theo Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), công tác chấm điểm phân theo lĩnh vực chuyên môn của các thành viên Ban giám khảo, trong đó 2 giám khảo chấm điểm 1 nhóm sản phẩm và chấm điểm độc lập từng sản phẩm, có phiếu chấm điểm riêng. Cùng với chấm điểm hồ sơ sản phẩm, Cục Công Thương địa phương tổ chức 2 đoàn công tác đi kiểm tra, đánh giá thực tế sản xuất tại các cơ sở CNNT trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố có sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn cấp quốc gia 2021, gồm: Hà Nội, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hải Dương, Thái Nguyên, Nam Định. Qua kiểm tra, đánh giá thực tế sản xuất, các cơ sở CNNT mặc dù đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng đã rất nỗ lực tìm các phương án phù hợp, quyết tâm duy trì sản xuất, giữ ổn định hệ thống phân phối sản phẩm, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động. Sản phẩm sản xuất ra xứng đáng là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia.

Đánh giá từ Ban giám khảo cũng cho thấy, so với kỳ bình chọn năm 2019, sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn cấp quốc gia năm 2021 phong phú, đa dạng chủng loại, mẫu mã, đáp ứng tốt thị hiếu thị trường, tận dụng được lợi thế tại địa phương, có tiềm năng phát triển, mở rộng sản xuất, phát triển thương hiệu.

Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia là hoạt động lớn, được tổ chức 2 năm một lần nhằm lựa chọn các sản phẩm xuất sắc, nổi trội để hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại. Đồng thời, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT tích cực duy trì, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm có chất lượng cao, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Theo Cục Công Thương địa phương, các sản phẩm tham gia bình chọn cấp quốc gia năm 2021 được lựa chọn trên cơ sở danh sách sản phẩm đã được bình chọn và công nhận cấp khu vực năm 2020. Do tình hình dịch bệnh trong nước đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn, Cục Công Thương địa phương tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổng hợp hồ sơ. Việc xem xét, đánh giá và chấm điểm sản phẩm chủ yếu theo hình thức trực tuyến trên hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm CNNT tiêu biểu đã được tạo lập trước đó.

Tăng giá trị cho sản phẩm CNNT tiêu biểu

Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia là hoạt động quan trọng, rất có giá trị đối với việc thúc đẩy phát triển ngành CNNT. Bên cạnh công tác bình chọn, Cục Công Thương địa phương cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hữu hiệu cho phát triển sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu. Trong đó, đã hỗ trợ 48 cơ sở CNNT xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm; 330 cơ sở CNNT có sản phẩm tiêu biểu xây dựng trang thông tin điện tử quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm…

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021: Công bằng, minh bạch, phù hợp với tình hình mới

Tinh dầu tràm hiệu Kim Vui của Công ty TNHH MTV Sản xuất Tinh dầu Kim Vui là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp tổ chức các hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tại các tỉnh, thành phố với các đơn vị phân phối, bán hàng lớn trên cả nước để xúc tiến, hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Kết quả, đã có nhiều sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia được các nhà phân phối lớn như: Big C, Hapro, Vinmart, Lotte Mart đưa vào hệ thống phân phối trong toàn quốc.

Cùng với đó, Bộ Công Thương đã ban hành “Kế hoạch về việc hỗ trợ, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia”. Kế hoạch nhằm mục tiêu triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cơ sở CNNT có sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu nói chung mở rộng sản xuất và xúc tiến thương mại. Các hoạt động có thể kể đến như: Hỗ trợ, tư vấn lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất; kết nối sản phẩm CNNT tiêu biểu vào các hệ thống phân phối hàng hóa bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, xúc tiến đầu tư phát triển và xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu…

Có thể nói, qua các kỳ tổ chức, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia đã và đang là hoạt động thiết thực, có sức hấp dẫn với doanh nghiệp CNNT. Cùng với những hỗ trợ thiết thực và hiệu quả, giá trị sản phẩm CNNT tiêu biểu nói chung và sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia nói riêng ngày một tăng, dần có vị thế trên thị trường.

Trong bối cảnh người tiêu dùng yêu cầu ngày một cao hơn với sản phẩm, Cục Công Thương địa phương cũng khuyến cáo, doanh nghiệp có sản phẩm CNNT tiêu biểu được công nhận tập trung cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm; sản xuất xanh bằng việc sử dụng các nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là đội ngũ nhân viên, người lao động có tay nghề cao, thạo việc, có nhiều sáng tạo để đưa “chất xám” vào sản phẩm… Về mặt kinh doanh, thay vì bán hàng theo phương thức kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp chuyển dần sang kinh doanh online, xuất khẩu qua các trang thương mại điện tử lớn.

Sản phẩm CNNT tiêu biểu được công nhận năm 2021 tiếp tục được ưu tiên từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương hỗ trợ cho phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bùi Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính tại khu, cụm công nghiệp.
Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Ngành Công Thương Bình Thuận tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 theo tiến độ đã đề ra
Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Đông Anh (TP. Hà Nội) có quy mô 299,45 ha, tổng mức đầu tư 6.338 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Công tác khuyến công tạo động lực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm lưu niệm...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động