Thứ bảy 10/05/2025 08:22

Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu: Cần hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp

Sau nhiều năm tổ chức, bà Trương Hương Lan – Phó Trưởng ban Ban giám khảo Chương trình Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia 2021 cho rằng, cần điều chỉnh một số tiêu chí, hỗ trợ thỏa đáng và thiết thực hơn nữa cho doanh nghiệp có sản phẩm được bình chọn nhằm tăng sức hút.

Bà Trương Hương Lan cho biết, với 200 sản phẩm được công nhận, kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 có số lượng sản phẩm cao nhất trong 4 kỳ bình chọn. Sản phẩm tham gia bình chọn đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đặc biệt, trong nhóm chế biến các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, bên cạnh một số lượng nhỏ sản phẩm đã dự thi ở những kỳ trước, đa số là các sản phẩm mới.

Ngày càng có nhiều sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu

Chất lượng của các sản phẩm tham gia dự thi có chiều hướng tăng, nhiều sản phẩm đã có thương hiệu, có thị trường tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ nhưng tiêu biểu mang tính chất vùng miền cũng tự tin tham dự. Tiêu biểu có thể kể đến sản phẩm: Bột ca cao Trọng Đức (Đồng Nai) với vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn hàng trăm hecta; chè tôm nõn của Công ty chè Hảo Đạt (Thái Nguyên) được sản xuất với hệ thống thiết bị khép kín và vùng nguyên liệu được đầu tư chăm sóc bài bản; bánh chưng bà Ba Hội đã vượt qua được thang điểm khắt khe của Ban giám khảo với chất lượng tốt, hình thức sáng tạo và rất đẹp…

Sau nhiều lần tổ chức, theo đánh giá của bà Trương Hương Lan, các tiêu chí bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu khá bám sát với thực tế sản xuất và yêu cầu thị trường; tuy nhiên, nên có sự điều chỉnh để phù hợp hơn. “Doanh nghiệp càng hiện đại thì số lượng lao động càng ít đi, do vậy cần cân nhắc thang điểm ở tiêu chí sử dụng nhiều lao động” - bà Lan nêu ví dụ và cho rằng, nên tích hợp một số tiêu chí bởi việc chia nhỏ quá nhiều (20 tiêu chí) sẽ rất khó chấm điểm.

Để công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu ngày càng thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong cả nước, theo bà Trương Hương Lan, cần phải có một số giải pháp tích cực hơn. Trong đó, trước mỗi kỳ bình chọn, cần thông tin tuyên truyền sâu rộng hơn tại mỗi địa phương để doanh nghiệp hiểu được quyền lợi khi tham gia chương trình.

Chương trình cần có công tác tập huấn xây dựng hồ sơ sản phẩm. Qua thực tế chấm điểm nhiều năm, nhiều bộ hồ sơ của doanh nghiệp rất đầy đủ, kỹ lưỡng, nhưng cũng có hồ sơ thông tin nghèo nàn, chưa phản ánh hết được chất lượng cũng như khả năng phát triển của sản phẩm. Việc xây dựng một bộ hồ sơ đầy đủ cho sản phẩm dự thi không chỉ giúp Ban giám khảo và hội đồng bình chọn có một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, về sản phẩm mà còn giúp cho doanh nghiệp nhận ra những vấn đề cốt lõi của việc phát triển sản phẩm ở đơn vị.

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ thỏa đáng, cụ thể và thiết thực hơn cho các cơ sở tham gia bình chọn. Một trong những giải pháp là hỗ trợ công nghệ. Hiện có khá nhiều công nghệ mới, tiên tiến mà các cơ sở sản xuất CNNT nên cập nhật để cải tiến chất lượng, giảm giá thành sản phẩm cũng như khai thác tối đa các lợi thể của đặc sản vùng miền hoặc phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp. “Chương trình khuyến công có thể đảm nhận cả hỗ trợ công nghệ cho các cơ sở CNNT thay vì chỉ hỗ trợ thiết bị, máy móc như hiện nay” - bà Trương Hương Lan đề xuất.

Kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn lớn nhất với 310 sản phẩm, 200 sản phẩm đã đạt các tiêu chí và được trao giấy chứng nhận.
Bùi Việt

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công