Biện pháp phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trước diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu, tác động của dịch Covid-19 và quy mô hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam gia tăng nhanh, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, doanh nghiệp (DN) cần coi biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh. Đây là ý kiến của ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Xin ông cho biết một số nét khái quát về hệ thống pháp luật PVTM của nước ta hiện nay?

PVTM là công cụ hỗ trợ các ngành sản xuất, DN trong nước trong quá trình hội nhập, tự do hóa mạnh mẽ như hiện nay. Vì vậy, chủ trương của Việt Nam đối với PVTM rất rõ ràng. Trong đó, Luật Quản lý ngoại thương 2017 có một chương riêng về PVTM với nội dung chi tiết, phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA); chúng ta còn có Nghị định số 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn về PVTM khi tham gia một số FTA, như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Biện pháp phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng
Sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước

Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành hàng loạt các chương trình, đề án lớn về PVTM như: Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước chống lẩn tránh PVTM, gian lận xuất xứ” tại Quyết định số 824/QĐ-TTg; Nghị quyết 119/NQ-CP về nội dung tương tự... Như vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam về PVTM cơ bản đã hoàn thiện, phù hợp với các quy định quốc tế mà Việt Nam đã cam kết; tạo cơ sở đồng bộ, toàn diện để triển khai hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PVTM.

Với hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh này, hoạt động PVTM đối với XNK hàng hóa của Việt Nam có sự thay đổi nào đáng chú ý so với trước, thưa ông?

0727-ong-le-trieu-dung
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương)

Các vụ việc PVTM đối với hàng xuất khẩu (XK) và vụ việc do Việt Nam khởi xướng đối với hàng nhập khẩu (NK) để bảo vệ ngành sản xuất trong nước đều gia tăng. Đối với hàng XK, đến hết tháng 9/2020 đã có 179 vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam. Xu thế này tăng rất nhanh, chỉ trong vòng 9 tháng đã có 29 vụ việc điều tra đối với hàng XK Việt Nam, tăng gấp 1,5 lần đối với toàn bộ số vụ việc năm 2019. Về mức độ, phạm vi các cuộc điều tra hàng XK ngày càng rộng, không chỉ đối với mặt hàng có kim ngạch XK lớn, mà cả mặt hàng có kim ngạch XK tương đối nhỏ. Mặt khác, ngoài mặt hàng truyền thống như sắt, thép, gỗ còn có nhiều mặt hàng mới liên quan đến nông-lâm-thủy sản. Về quy mô, các vụ việc không chỉ dừng lại ở các biện pháp PVTM truyền thống, mà còn đa dạng với các biến thể khác với lý do an ninh quốc gia hay bảo vệ sở hữu trí tuệ; áp dụng chính sách mở rộng để điều tra khi chưa có điều chỉnh từ WTO.

Đối với hàng NK, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như các đề án, chương trình lớn, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, khởi xướng nhiều vụ việc. Riêng trong 2 năm 2018, 2019 và 9 tháng 2020, Việt Nam đã khởi xướng trên 10 vụ việc PVTM. Các biện pháp này đã tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ nhiều ngành sản xuất trong nước như: Thép, nhôm, gỗ. Đặc biệt, một số mặt hàng vừa áp dụng điều tra có vai trò trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước, người lao động, nông dân như áp dụng biện pháp tự vệ, chống bán phá giá đối với bột ngọt, đường lỏng và đường mía.

Ngày càng nhiều mặt hàng của Việt Nam XK có nguy cơ cao bị áp dụng biện pháp PVTM. Tuy nhiên, nhận thức của DN vẫn được cho là rời rạc, thiếu chủ động. Theo quan điểm của ông, điều này có đúng không?

PVTM là lĩnh vực phức tạp, là công cụ rất mới đối với nhiều ngành sản xuất và cả nền kinh tế Việt Nam. Nhưng có thể nói, nhận thức của DN về PVTM đã được cải thiện rất nhanh. Kể từ năm 2000 mới có một vài vụ việc về PVTM và có rất ít ngành hiểu được công cụ này, nhưng tới nay nhiều ngành XK như thép, thủy sản, gỗ… nhận thức về PVTM đã được nâng cao; nhiều DN XK sang thị trường lớn, thường xuyên bị áp dụng biện pháp PVTM đã dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với các biện pháp PVTM. Tuy nhiên, còn rất nhiều DN mức độ hiểu biết về PVTM còn hạn chế. Trước thực tế này, Bộ Công Thương vừa mới ban hành Quyết định 1347/QĐ-BCT về nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh tham gia các FTA, trong đó đề ra hàng loạt giải pháp phối hợp các hiệp hội, bộ, ngành để cung cấp thông tin thường xuyên, định kỳ, chuyên sâu và tổng hợp các nguồn lực để DN có thể chủ động ứng phó, sử dụng công cụ PVTM.

Tới đây, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện công tác PVTM ở tất cả các nhóm giải pháp và hoạt động. Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao nhận thức, giúp DN coi PVTM là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh ở cả thị trường trong nước và XK; thứ hai, tập trung cảnh báo sớm theo Quyết định 316/QĐ-TTg để cung cấp thông tin kịp thời cho các DN xuất nhập khẩu về các nguy cơ, rủi ro để đối mặt với các biện pháp PVTM; thứ ba, hoàn thiện nâng cao năng lực PVTM, thông qua xây dựng Đề án nâng cao năng lực PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA, trong đó đề ra nhiệm vụ toàn diện cho các bộ, ngành liên quan và DN, giúp nâng cao năng lực ứng phó, nhân lực, nguồn lực, nhận thức và kể cả mặt pháp lý, thể chế trong công tác PVTM; thứ tư, lồng ghép nội dung công tác PVTM vào chiến lược phát triển của các ngành sản xuất, ngành công nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô.
Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam đang trong quá trình thẩm định.
Skyline VMAC phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam

Skyline VMAC phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam

Ngày 27/3/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Skyline VMAC ký kết hợp tác với đối tác LeVending về phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam – Australia

Sắp diễn ra Diễn đàn xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam – Australia

Diễn đàn Xuất khẩu Vật liệu xây dựng và Hợp tác trong lĩnh vực Xây dựng, Bất động sản Việt Nam-Australia 2024 được tổ chức vào ngày 15/05/2024.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Giá cà phê Robusta bật tăng 2,71%, tạo đỉnh mới trong 30 năm, giá Arabica tăng thêm 1,38%, lên mức cao nhất trong ba tuần.
Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định mời gọi đầu tư vào 5 trụ cột: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm 2023.
Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam - ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) từ 1,69% đến tối đa 196%.
Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Kết quả Hội nghị Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Asean- Hàn Quốc (AKFTA) vừa được ban tổ chức công bố với việc thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng.
Hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

Hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

Hơn 500 doanh nghiệp tại 13 tỉnh của Trung Quốc đã tham gia triển lãm China Homelife Vietnam 2024, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Giá cà phê phá vỡ kỷ lục, nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống "việt vị"

Giá cà phê phá vỡ kỷ lục, nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống "việt vị"

Sức nóng của thị trường cà phê thế giới đang tiếp sức cho giá cà phê Tây Nguyên, song lại đang đẩy nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống "việt vị”.
Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Các chủng nấm Chytrid và bệnh Ranavirus được đưa vào diện kiểm soát trong dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản" của Hàn Quốc.
Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ

Tháng 1/2024 Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ, tăng 150,7% về lượng và tăng 89,9% về trị giá so với tháng 1/2023.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 02 tháng đầu năm, chiếm hơn 38-39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động