Biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL: Thích ứng để “sống khỏe”!

"Sống chung với lũ” là thuật ngữ nói về việc người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải căng mình chống chọi với những trận lũ lớn để tồn tại. Giờ đây, không chỉ “sống chung với lũ”, ĐBSCL còn đang tìm cách để “sống khỏe” trước những tác động, thách thức ngày một lớn từ biến đổi khí hậu. 
Chung sức, đồng lòng ứng phó với thiên tai

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 ở khu vực ĐBSCL được đánh giá ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh năm nay lại giảm thiểu đáng kể.

Kết quả này có được bởi sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân vùng ĐBSCL. Đặc biệt là với kinh nghiệm từ mùa hạn lịch sử năm 2016, nhóm giải pháp các công trình ứng phó hạn mặn ở ĐBSCL đã được đẩy nhanh tiến độ thi công và kịp thời đưa vào sử dụng ngay trong mùa hạn mặn này, đồng thời bà con cũng đã chủ động hơn trong việc ứng phó với hạn mặn.

0021 tr 45
Một số địa phương ở ĐBSCL vẫn có vụ mùa thắng lợi nhờ chủ động thực hiện phòng,
chống hạn hán, xâm nhập mặn

Tại hội nghị “Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực ĐBSCL mùa khô năm 2019 - 2020” tổ chức mới đây tại Long An, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo: Thời gian tới, do tác động, thách thức từ biến đổi khí hậu, tác động từ thượng nguồn và một số yếu tố khác… sản xuất, đời sống dân sinh vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục phải chịu nhiều tổn thương. Trước thực tế này, mục tiêu hướng đến trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL chính là tìm ra được đối tượng sản xuất, phương thức sản xuất phù hợp nhất để không chỉ hạn chế những tác động tiêu cực, mà còn khai thác được những lợi thế hàng đầu về phát triển nông nghiệp của vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước.

Thích ứng để “sống khỏe”

Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ chỉ rõ, phát triển vùng ĐBSCL phải xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội…

Thực tế mấy năm gần đây tại các tỉnh ĐBSCL cũng đã cho thấy, những tính toán hiệu quả trong việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình trạng biến đổi của tự nhiên. Đơn cử như, gần 78.000 héc-ta lúa đông xuân năm 2019 tại Hậu Giang đã được nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ khuyến cáo và được bảo vệ tốt trước hạn mặn tấn công, kết quả năng suất bình quân đạt 7,6 tấn/héc-ta. Tại tỉnh Kiên Giang, vụ lúa đông xuân năm 2019 cũng là một vụ mùa thắng lợi cả về năng suất và giá nhờ chủ động thực hiện sớm các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn... Hay cũng nhờ biết “né” hạn mặn, chuyển đổi giống mùa địa phương sang các giống lúa hữu cơ có thời gian sinh trưởng ngắn nên hạn mặn dù đến sớm cũng không phương hại đến sản xuất của người nông dân ở vùng đất lúa - tôm ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau…

Để có thể ứng phó với tình hình hạn mặn tại ĐBSCL, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự báo về khí tượng thủy văn chính xác rất quan trọng, bởi từ dự báo, chúng ta có thể chủ động bố trí, chuyển đổi cơ cấu thời vụ. Theo đó, việc đầu tư vào hệ thống mô hình thủy văn, thủy lực là một trong những việc cần làm để nâng cao tính chính xác của công tác dự báo.

Bên cạnh đó, chìa khóa trung tâm của vấn đề ĐBSCL hiện nay là chuyển từ nông nghiệp thuần túy, chạy theo số lượng sang nông nghiệp công nghệ, số lượng ít nhưng giá trị cao, đa dạng hơn. Trước mắt, cần giảm bớt một vụ lúa ở vùng đầu nguồn để hấp thu nước lũ, kèm theo là phù sa và tôm cá vào ruộng đồng để cải thiện đất đai, tăng lượng nước để cân bằng mặn - ngọt trong mùa khô. Với vùng ven biển nên chuyển dần sang canh tác theo mặn, theo mùa, phù hợp với quy luật thiên nhiên.

Trong nỗ lực tìm kiếm đối tượng, phương thức sản xuất phù hợp với những biến đổi khí hậu của ĐBSCL, ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL - lưu ý: Chính phủ cần có một chương trình chuyển hóa nền nông nghiệp, giúp người dân về mặt tổ chức, kỹ thuật, tài chính, chế biến sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị, tìm kiếm thị trường cao cấp hơn. Bởi người dân tuy sáng tạo, giàu ý tưởng nhưng đa phần là các hộ nông dân nhỏ lẻ, nguồn lực hạn chế… Giúp người dân hiểu và thích ứng với quy luật tự nhiên, đồng nghĩa với việc không phải tốn sức, loay hoay chống lũ, chống hạn, mặn, mà lại còn tận dụng được cơ hội để người dân ĐBSCL “sống khỏe” giữa những biến đổi của thời tiết.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin mới nhất

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nét trang trọng trong trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín

Nét trang trọng trong trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín

Không rực rỡ, khoe sắc, nhìn đơn giản, tuy nhiên trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín, huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa hài hòa vừa tạo nét trang trọng.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc và miền núi chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc và miền núi chậm

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Bình đang gặp nhiều vướng mắc, giải ngân chậm.
Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Cuối tháng 5, cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) đã hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch miệt vườn tại các đồi trồng mận Tam hoa chín đỏ.
Đảng bộ Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Điểm tựa vững chắc cho người dân

Đảng bộ Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Điểm tựa vững chắc cho người dân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc trong huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đã phát huy tinh thần sáng tạo trong lao động, học tập, ý chí vươn lên.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ tốt các sản phẩm nông sản Sơn La.
Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới

Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới

Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang khuyến khích nhân rộng diện tích trồng, xây dựng thành chuỗi thương hiệu vải thiều, giúp sản phẩm vươn lên tầm cao mới.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Ngày hội kiêng gió là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) được tổ chức hằng năm.
Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Nhiều thanh niên trẻ chọn ở lại học và phát triển nghề dệt lanh truyền thống kết hợp làm du lịch đã giúp làng nghề Lùng Tám “sáng” lên từng ngày.
Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Ngôi nhà sàn tại huyện Con Cuông như ‘bảo tàng’ thu nhỏ trở thành nơi lưu giữ hơn 10.000 hiện vật cổ xưa của người Thái do chính tay ông Vi Văn Phúc sưu tầm.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị phối hợp triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản trên địa bàn tỉnh.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Nhiều hợp tác xã ở vùng miền núi Nghệ An do người dân tộc thiểu số làm chủ, đã mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho bà con đồng bào dân tộc địa phương.
Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn được xem là giải pháp đem lại cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, nhất là vùng dân tộc thiểu số
Chia sẻ cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc phát triển

Chia sẻ cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc phát triển

Ngày 13/5, Hiệp hội DN tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị liên kết, hợp tác, phát triển với Hiệp hội DN các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội là địa phương điển hình tiên tiến, dẫn đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Hiện nay, 100% các xã miền núi tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có trạm y tế xã, 100% các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bưu điện văn hoá.
Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Huyện Tuần Giáo đặt mục tiêu tỷ lệ nghèo chung toàn huyện giảm từ 5,5% trở lên, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.
Tháng 5 lên cùng Điện Biên Phủ: Thời gian đi cùng khát vọng phát triển

Tháng 5 lên cùng Điện Biên Phủ: Thời gian đi cùng khát vọng phát triển

Tháng 5 về trên mảnh đất Điện Biên Phủ, bầu trời cùng những cánh đồng lúa nơi chiến trường khốc liệt 69 năm trước như xanh hơn, thắm hơn.
Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Các sản phẩm thổ cẩm của HTX Lan Rừng đều làm thủ công rất tinh xảo, được thêu tay và dệt bằng khung cửi. Đây cũng là nét riêng giúp sản phẩm thương mại hoá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động