Thị trường Carbon: Cơ hội nào cho Việt Nam? Thị trường tín chỉ carbon: Lĩnh vực kinh doanh tỷ đô Thiết lập thị trường tín chỉ carbon: Phải tạo ra hàng hóa để thí điểm chính sách |
Lãng phí thực phẩm ở các khâu của chuỗi cung ứng
Theo khảo sát năm 2018 của CEL Consulting – hãng tư vấn về chuỗi cung ứng và vận hành nông nghiệp, tình trạng lãng phí thực phẩm xảy ra ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng Việt Nam, từ lúc bắt đầu được thu hoạch cho đến khi thành thức ăn.
Trong đó, 25% lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi đến được nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Tổng thiệt hại của tình trạng lãng phí thực phẩm của Việt Nam ước tính khoảng 8,8 triệu tấn, tương đương 3,9 tỷ đô la Mỹ, khoảng 2% GDP của Việt Nam.
Nỗ lực tái chế chất thải được tạo ra trong ngành thực phẩm và đồ uống |
Có tới 87% hộ gia đình người Việt thừa nhận đã lãng phí ít nhất hai đĩa thức ăn mỗi tuần - theo Food Bank Việt Nam. Cơm, bún, phở và mì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%), kế đến là thịt cá nấu chín (53%) và rau củ (44%).
Điều đáng nói, Việt Nam chưa phải là nền kinh tế giàu có nhưng tỷ lệ rác thực phẩm trong lượng rác thải rắn cao gấp đôi so với các nước giàu có. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: Cứ 10 tấn rác thải tại Việt Nam thì có từ 5 - 8 tấn là rác hữu cơ dễ phân hủy, trong đó phần lớn là rác thực phẩm. Một quốc gia càng phát triển, tỷ lệ chất thải thực phẩm trong chất thải sản xuất càng thấp – trung bình là 32% so với 57% ở các nước kém phát triển hơn.
Năm 2020, theo một khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ thất thoát thực phẩm, nông sản trước chế biến trung bình của trái cây Việt Nam là 10%, rau củ là 20 - 50%, thủy, hải sản là 30 - 35%. Tổn thất lương thực vào khoảng 10 -15%.
Trong khi đó, các khách sạn và nhà hàng đang nỗ lực tái chế chất thải được tạo ra trong ngành thực phẩm và đồ uống. Khách sạn JW Marriot Hotel Hanoi đã hình thành một trang trại trồng rau tại khách sạn từ tháng 10 năm ngoái. Các nhà hàng thuộc chuỗi pizza 4P’s tại Việt Nam có chương trình tiết kiệm nguyên liệu chế biến. Nhà hàng còn thông báo trên fanpage kêu gọi khách hàng, nhà cung ứng và công chúng đóng góp sáng kiến cho chống lãng phí. Các nhà sáng lập 4P’s đưa các tiêu chí này vào các quy chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) mà họ phải công bố hàng năm với công chúng và nhà đầu tư.
Biến chất thải thành tín chỉ carbon
Một nghiên cứu cho thấy năm 2017, rác thải thực phẩm toàn cầu đã thải ra 9,3 tỷ tấn CO2e (GtCO2e). Con số đó tương đương với tổng lượng khí thải kết hợp của Mỹ và EU trong cùng một năm.
Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, lượng khí thải carbon từ chất thải thực phẩm tương đương với 42 nhà máy nhiệt điện than.
Trước thực trạng trên, CoreZezo – một công ty công nghệ khí hậu có trụ sở tại Miami (Hoa Kỳ) đã hợp tác với Mạng lưới ngân hàng thực phẩm Mexico phát triển phương pháp tạo tín dụng carbon để giảm lượng khí thải carbon dioxide và mêtan từ chất thải thực phẩm thông qua thị trường carbon tự nguyện.
CoreZero đã định lượng việc ngăn chặn 221.800 tấn khí thải carbon và chuyển đổi chúng thành tín chỉ carbon.
CoreZero từ rác thải đến tín dụng carbon là một cách tiếp cận gồm 3 bước để đổi mới khí hậu. Thông qua việc đo lường tác động tích cực chuyển đổi thành các đơn vị giảm carbon, được theo dõi và báo cáo bằng công nghệ chuỗi khối và xác minh thông qua quy trình của bên thứ ba độc lập.
Các đơn vị giảm carbon được chuyển đổi thành tín chỉ carbon có thể giao dịch và kiếm tiền từ thị trường carbon tự nguyện (VCM).
Với cách tiếp cận này, CoreZero đặt mục tiêu biến 1,3 tỷ tấn chất thải thực phẩm mỗi năm thành tín chỉ carbon. Do đó, nó trở thành một bước ngoặt trong cách các tổ chức phi chính phủ, công ty và cá nhân xem xét việc lãng phí và bù đắp thực phẩm.