Thứ tư 14/05/2025 08:55

Bến Tre: Tìm đầu ra cho nông sản địa phương

Việc liên kết sản xuất, tiêu thụ là giải pháp quan trọng giúp nông sản địa phương ổn định đầu ra trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng nông sản rớt giá.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ

Với sản lượng 120 tấn dừa cung cấp cho các nhà máy sản xuất, ông Lê Văn Toàn – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã dừa Toàn Mỹ, tỉnh Bến Tre cho biết, đa số kinh tế người dân dựa vào cây dừa là nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua giá dừa tại Bến Tre nói chung cũng như các nơi thu mua của chúng tôi nói riêng, tất cả đều bị ảnh hưởng và sụt giảm liên tục, giá từ 60-70 ngàn rớt xuống hiện nay còn 30-35 ngàn/12 trái. Điều này khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa – Chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đánh giá, trong năm 2022, giá dừa xuống quá thấp, người nông dân gặp nhiều khó khăn. Tính bình quân năm thì giá dừa giảm khoảng 50% so với năm 2021. Đối với các hộ dân liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị và liên kết sản xuất dừa hữu cơ thì được các doanh nghiệp hỗ trợ về một số chính sách như hỗ trợ phân bón, hay hỗ trợ mỗi hecta 1 triệu đồng, để bà con nông dân có phần chi phí đầu tư sản xuất dừa. Hiện tại Sở Nông nghiệp cũng đang đề xuất UBND tỉnh xem xét chính sách hỗ trợ người nông dân trông dừa gói cho vay ưu đãi.

Để giải quyết những khó khăn trong ngành dừa, giúp người nông dân ổn định cuộc sống trong bối cảnh giá xăng dầu, phân bón…tăng cao, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã làm việc với các doanh nghiệp đầu mối thu mua dừa, các nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa để duy trì sản lượng nhập mới mức giá sàn để đảm bảo giữ cho người nông dân vẫn có mức lợi nhuận từ việc trồng dừa.

Liên kết sản xuất tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản địa phương

Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được nhiều địa phương quan tâm thực hiện giúp gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nông dân. Cùng với đó, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định.

“Để bình ổn giá, giúp bà con nông dân trong giai đoạn này thì công ty chúng tôi giữ một mức giá sản bình ổn, để ổn định sản xuất và cam kết với người nông dân ở những vùng nguyên liệu mà đang hợp tác lâu nay. Đối với những tháng gần đây thì trung bình chúng tôi duy trì nhập khoảng 150 tấn 1 ngày. Đến thời điểm này dù đầu ra có nhiều khó khăn nhưng chúng tôi cũng đã đạt được khoảng 80% kế hoạch kinh doanh đầu năm”, ông Nguyễn Bá Ký – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến dừa Á Châu khẳng định.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Bến Tre hiện có 77.000 ha trồng dừa với sản lượng đạt hơn 600 triệu trái mỗi năm, giá trị sản xuất ngành chế biến dừa đạt 3.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% so với giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu ngành dừa của tỉnh đạt 300 triệu USD. Tỉnh đặt mục tiêu ngành dừa đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2025. Để hiện thực điều này, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND Bến Tre cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của địa phương.

"Bến Tre sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dừa, chế biến thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng và các ngành công nghiệp có tiềm năng. Đây là biện pháp tỉnh định hướng để hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình trồng dừa hiệu quả, tăng cường liên kết trồng dừa gắn kết với doanh nghiệp bao tiêu", ông Cảnh nói.

Cụ thể, Bến Tre phấn đấu, giá trị sản xuất, chế biến dừa tăng bình quân từ 17,2%/năm, chiếm tỷ trọng 17,3% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,6%/năm và chiếm 38,5% kim ngạch xuất khẩu.

Trước mắt, tỉnh tập trung rà soát các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công phục vụ cho việc đầu tư thay đổi quy trình công nghệ, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất. Về lâu dài, Bến Tre định hướng trở thành trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ dừa của tiểu vùng Duyên hải phía đông Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối với các thị trường xuất khẩu như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, EU, nhất là các nước trong Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: tiêu thụ nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Đà Nẵng đầu tư trăm tỷ mở rộng phố du lịch

Hải Phòng: Gắn biển đường mang tên đồng chí Đỗ Mười

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới 'thành phố Cảng'

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025

Vùng 5 Hải quân khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Đà Nẵng: Khen thưởng tập thể, cá nhân đổi mới sáng tạo