“Bày cách” để thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ

Không lôi kéo khách hàng bằng cách cạnh tranh về giá hoặc điều kiện thanh toán. Mà điều kiện tiên quyết để giữ được khách hàng, mở rộng thị trường, chính là doanh nghiệp cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng hóa”- đó là chia sẻ của ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ với Báo Công Thương về việc “bày cách” cho doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam chinh phục thị trường 1,4 tỷ dân này.

Xin ông cho biết những tiềm năng của trái thanh long tại Ấn Độ?

Ấn Độ là thị trường gần 1,4 tỷ dân; tỷ lệ người ăn chay rất nhiều và thói quen ăn uống với trái cây là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Ấn độ. Trong năm tài chính 2020 - 2021, Ấn Độ nhập khẩu hoa quả, hạt tươi khoảng 3,2 tỷ USD và xuất khẩu 1,34 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm tài chính 2021-2022, Ấn Độ nhập khẩu 2,17 tỷ USD, tăng 26,71% so với cùng kỳ.

“Bày cách” để thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ
Ông Bùi Trung Thướng - Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ

Về trái thanh long, Ấn Độ nhập khẩu 95% từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Sri Lanka, trong đó Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu. Người Ấn Độ đánh giá khá tốt trái thanh long, vì có lợi cho sức khỏe, hương vị thơm, nhiều dinh dưỡng. Năm 2019-2020 xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng gần 100% so với năm trước ở mức 11,758 nghìn tấn, kim ngạch 9,86 triệu USD, năm 2020-2021 kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 25% so với năm trước. Trong 7 tháng đầu năm tài chính 2021-2022, Ấn Độ nhập khẩu thanh long từ Việt Nam đạt kim ngạch 5,98 triệu USD (trong số 6,85 triệu USD từ các nước), tăng 211,31% so với cùng kỳ.

Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã có những hoạt động gì để hỗ trợ doanh nghiệp đưa trái thanh long vào thị trường này?

Mọi năm, thanh long chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, thời gian gần đây, việc xuất khẩu thanh long vào thị trường gặp khó khăn, giá thanh long tại nhiều địa phương giảm mạnh, tạo áp lực không nhỏ tới người trồng và doanh nghiệp. Trước thực tế trên, thời gian qua, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng chung tay xúc tiến đưa quả thanh long vào thị trường Ấn Độ với 1,4 tỷ dân. Cụ thể, kể từ năm 2013, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ luôn đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Bộ Công Thương và các cơ quan trong nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam làm việc trao đổi với các cơ quan hữu quan của Ấn Độ để mở cửa thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Ấn Độ.

Trong các năm qua, Thương vụ đã hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp trong nước sang xúc tiến quảng bá Thanh Long tại Ấn Độ, hiện tại có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường nhiều tiềm năng này.

Năm 2018, Thương vụ đã phối hợp với Sở Công Thương Bình Thuận tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thanh long tại thủ đô New Delhi, TP. Mumbai; tổ chức quảng bá thanh long và ẩm thực Việt Nam trong Tuần lễ hàng Việt Nam tại khách sạn Sofitel Mumbai; tổ chức gặp gỡ và ký biên bản hợp tác với Phòng Thương mại và công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ấn Độ tổ chức chương trình xúc tiến quảng bá thanh Long, làm việc với Tập đoàn bán lẻ Reliance..

Sau các chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại, người dân Ấn Độ biết đến và ưa chuộng thanh long Việt Nam nhiều hơn, lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ không ngừng tăng.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, thị phần xuất khẩu thanh Long của Việt Nam tăng mạnh từ 26,67% trong năm tài chính 2014 – 2015 lên 52,04% năm 2018-19, trong tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng trong nhóm HS 08109090 của Ấn Độ.

Về giá trị, xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng từ 1,09 triệu USD năm 2014-15 lên 9,86 triệu USD năm 2019 -2020 với khối lượng đạt gần 12 nghìn tấn (tăng 10 lần trong vòng 5 năm).

“Bày cách” để thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ
Bộ Công Thương có nhiều hoạt động xúc tiến đưa quả thanh long vào thị trường Ấn Độ

Mặc dù có nhiều tiềm năng, song được biết, tại Ấn Độ cũng đang triển khai trồng và bắt đầu xuất khẩu trái thanh long. Điều này cũng tạo sức ép cạnh tranh của trái thanh long Việt Nam tại đây, thưa ông?

Chính phủ Ấn Độ đã mở cửa thị trường cho phép sản phẩm thanh long được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa, tuy nhiên thách thức lớn nhất ở thời điểm hiện tại là Ấn Độ cũng đã triển khai trồng và bắt đầu xuất khẩu trái thanh long.

Do đại dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, chi phí vận chuyển tăng cao (tăng gần 10 lần kể từ trước đại dịch), dẫn đến các mặt hàng nông sản có giá trị thấp làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mặc dù giá thanh long tại thị trường Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các năm trước, nhưng chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu container đã đẩy giá thành tăng lên nhiều, làm giảm sức cạnh tranh với thanh long trồng tại thị trường nội địa, và giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trái cây khác. Điều dễ nhận thấy, khi giá thanh long cao, một bộ phận người tiêu dùng sẽ chuyển sang những trái cây khác thay thế.

Năm 2022, Việt Nam và Ấn Độ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng tôi đang phối hợp với Cơ quan bộ, ngành, các địa phương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại và công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp hai nước lập kế hoạch và đặt mục tiêu tổ chức khoảng 50 chương trình xúc tiến thương mại, trong đó sẽ chú trọng đến việc quảng bá thanh long Việt Nam.

“Bày cách” để thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ

Làm việc với chợ đầu mối nhập khẩu trái cây lớn nhất Ấn Độ

Trước sức ép cạnh tranh không chỉ từ thanh long nội địa Ấn Độ và nhập khẩu từ các nước khác, để mở rộng trái thanh long Việt Nam tại thị trường này, ông có lưu ý gì đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Mở cửa được thị trường đã khó, song để giữ được thị trường càng khó hơn. Doanh nghiệp cần tăng cường tham dự các chương trình xúc tiến thương mại của các cơ quan nhà nước do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, đồng thời chủ động ứng dụng thương mại điện tử để trao đổi và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới phân phối. Không lôi kéo khách hàng bằng cách cạnh tranh về giá hoặc điều kiện thanh toán.

Đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng hóa là điều kiện tiên quyết để giữ được khách hàng và mở rộng thị trường.

Hiện tại đại dịch Covid 19 đang bùng phát trở lại tại Ấn Độ, doanh nghiệp cần thường xuyên liên hệ với đối tác Ấn Độ để cập nhật diễn biến về tình hình dịch bệnh Covid- 19 tại Ấn Độ và các biện pháp phong tỏa của chính quyền địa phương; gần đây một số địa phương đã ban hành lệnh phong tỏa cục bộ vào các ngày cuối tuần.

Cùng với đó, kiểm tra tình trạng giao nhận hàng hóa, tiến trình thực hiện hợp đồng thương mại, việc thực hiện giãn cách xã hội và làm việc tại nhà có thể ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hóa.

Với các hợp đồng đã có, cần trao đổi với đối tác đàm phán lại các điều khoản hợp đồng, điều kiện giao hàng, thanh toán và ghi rõ các trường hợp bất khả kháng.

Đối với các đơn hàng mới xem xét áp dụng các điều khoản thanh toán an toàn, có lợi cho doanh nghiệp, thường xuyên giữ liên lạc với đối tác, đơn vị vận chuyển…tuyệt đối không sử dụng các phương pháp thanh toán trả chậm, DA/DP…

Tăng cường sử dụng các giao dịch điện tử nhưng cũng cần ký kết hợp đồng mua bán đầy đủ, đúng quy định, tránh chỉ sử dụng bằng Email, tin nhắn đã thực hiện hợp đồng kinh doanh.

Ngoài ra, trong trường hợp cần hỗ trợ xác minh đối tác, tham vấn về hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ.

Xin cám ơn ông!

Thu Phương (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động