Bầu cử Mỹ 2024: Bí mật đằng sau những chiến dịch tranh cử

Năm 2024, cuộc đua giành chiếc ghế quyền lực cao nhất nước Mỹ hứa hẹn sẽ là cuộc chiến khốc liệt. Những ẩn số nào sẽ quyết định vận mệnh nước Mỹ?
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris 'tiếp đòn' ông Trump trên mặt trận chính trị Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris khẳng định bản sắc với cam kết kinh tế mới Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược cho trận 'so găng' sắp tới?

Theo tờ Liên hợp buổi sáng của Singapore, ngay sau khi Phó Tổng thống Kamala Harris thay thế Tổng thống Biden trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, các cuộc thăm dò trên phương tiện truyền thông đã chứng minh rằng bà Harris được yêu thích hơn cựu Tổng thống Trump rất nhiều và có tốc độ gây quỹ ấn tượng. Tuy nhiên, ông David Marcus, người sáng lập và giám đốc điều hành của Evermore Global Advisors, một trong những nhà tài trợ quan trọng nhất cho đảng Dân chủ, đã tuyên bố từ giờ trở đi, ông không còn ủng hộ đảng Dân chủ mà thay vào đó ủng hộ ông Trump và đảng Cộng hòa.

Bầu cử Mỹ 2024
Bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Ảnh: AP

Giới chuyên gia cho rằng, những người nắm được tình hình gây quỹ tranh cử của hai đảng đương nhiên hiểu được động thái của ông Marcus, cộng thêm màn quay lưng trước đó của giới tinh hoa ở Thung lũng Silicon, có thể thấy tác động đối với đảng Dân chủ lớn đến mức nào.

Tài trợ cho chiến dịch tranh cử thực sự là một huyết mạch quan trọng của các cuộc bầu cử ở Mỹ. Ứng cử viên Tổng thống không những phải thuê một số lượng lớn nhân viên vận động tranh cử ở nhiều bang khác nhau, đặc biệt là các bang chiến trường, mà còn phải trả những khoản chi phí truyền thông khổng lồ để gây dựng thanh thế, cũng như chi phí đi lại cho hàng chục cuộc diễn thuyết trước công chúng từ Đông sang Tây. Số tiền nhiều hay ít thường quyết định liệu ứng cử viên có trụ vững được hay không.

Bà Harris tập trung vào quá trình gây quỹ

Giới chuyên gia cho rằng, lần này đảng Dân chủ đưa bà Harris lên thay thế ông Biden, không phải vì bà ưu tú như giới truyền thông cánh tả Mỹ phóng đại, mà vì yếu tố gây quỹ không thể không tính đến. Theo đó, việc chuyển nhượng kinh phí tranh cử Tổng thống cho bà không có trở ngại nào. Việc gây quỹ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ có thể chia thành 3 phần. Phần thứ nhất là quyên góp cho ứng cử viên, tức là những người ủng hộ quyên góp số tiền nhỏ cho các ứng cử viên dưới danh nghĩa cá nhân; phần thứ hai là quyên góp cho đảng, tức là ủy ban quốc gia của hai đảng và Ủy ban gây quỹ chung tiếp nhận quyên góp từ mọi tầng lớp xã hội; phần thứ ba chủ yếu là các siêu ủy ban hành động chính trị, nơi các doanh nhân lớn quyên góp và đặt cược vào các ứng cử viên cụ thể.

Trước đây, bà Harris đã có sự nghiệp chính trị không mấy nổi bật. Có tin đồn rằng khi bà còn là tổng chưởng lý, California đã thông qua Dự luật 47, không đưa ra hình phạt nào đối với hành vi cướp và trộm dưới 950 USD, điều này sau đó đã làm gia tăng tỷ lệ tội phạm ở California. Việc không được hoan nghênh ở California đã khiến bà đột ngột rút khỏi cuộc bầu cử sơ bộ ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2020. Tỷ lệ ủng hộ bà khi đó đứng cuối bảng, thậm chí còn thấp hơn cả Andrew Yang Anze người Mỹ gốc Hoa.

Sau khi nhậm chức Phó Tổng thống, bà chịu trách nhiệm quản lý biên giới, thời gian này hơn 15 triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, gây áp lực lớn về tài chính và an ninh chính trị nhưng lại xây dựng được ngân hàng phiếu bầu khổng lồ cho đảng Dân chủ. Giờ đây, đảng Dân chủ đang kêu gọi những người nhập cư bất hợp pháp tham gia bỏ phiếu và nhóm người này hiện đã được đưa vào danh sách cử tri ở California và New York. Vì sự nghiệp chính trị mờ nhạt của bà, theo một cuộc thăm dò do NBC, 49% cử tri đã đăng ký có quan điểm tiêu cực và 32% có quan điểm tích cực về bà Harris. NBC đánh giá tổng điểm tiêu cực của bà là -17, mức xếp hạng thấp nhất đối với một Phó Tổng thống trong lịch sử các cuộc thăm dò.

BBC là tập đoàn truyền thông cánh tả rất ủng hộ đảng Dân chủ. Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, họ sử dụng cụm từ “Kamala Harris chính thức được chọn làm ứng cử viên của đảng Dân chủ”, từ “chọn” ở đây được hiểu là bà đã được giới tinh hoa trong đảng Dân chủ lựa chọn kỹ lưỡng, thay vì được các cử tri trong đảng bầu chọn một cách dân chủ như trong các cuộc bầu cử sơ bộ thông thường. Như vậy, mong muốn của 15 triệu cử tri đã đăng ký của đảng Dân chủ chỉ được đại diện bởi một số ít giới tinh hoa.

Những xu hướng đáng chú ý

Các cuộc thăm dò từ lâu đã trở thành công cụ truyền thông cho các cuộc bầu cử theo đảng phái (cánh tả chiếm đa số áp đảo). Sau 2 cuộc tổng tuyển cử năm 2016 và 2020, uy tín của giới thăm dò Mỹ đã bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí có những tiếng nói cho rằng liệu ngành thăm dò có còn cần thiết hay không. Một cuộc thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos cho thấy, bà Harris đang dẫn trước ông Trump với khoảng cách rất nhỏ là 1% và được phương tiện truyền thông các nước đưa tin rộng khắp. Kinh nghiệm của người viết sau nhiều năm theo dõi các cuộc thăm dò ở Mỹ là không cần quá coi trọng các cuộc thăm dò trong cuộc bầu cử này.

Bầu cử Mỹ 2024
Kết quả khảo sát mới đây cho thấy cử tri Mỹ cần có thêm thông tin về bà Harris, trong khi ý kiến của công chúng về cựu Tổng thống Trump gần như đã được xác định. Ảnh: AP

Thứ nhất, đảng Dân chủ có thông tin nội bộ để nắm bắt tình hình bầu cử. Khi nâng đỡ bà Harris, ông Obama đặc biệt nhấn mạnh rằng đảng Dân chủ đang ở thế bất lợi trong cuộc bầu cử năm nay, đó là những gì các cuộc thăm dò nội bộ cho thấy.

Thứ hai, cũng có những cuộc thăm dò khác cho thấy ông Trump dẫn đầu - cuộc thăm dò của Wall Street Journal cho thấy ông dẫn đầu 1% và của Rasmussen cho thấy dẫn đầu 5%.

Thứ ba, vẫn còn vài tháng nữa mới đến cuộc tổng tuyển cử, tình hình bầu cử vẫn sẽ có nhiều biến động.

Hơn nữa, điều thực sự quyết định kết quả của cuộc bầu cử là việc xác định các quy tắc bầu cử. Bầu cử ở Mỹ do các bang nắm quyền, các bang mà đảng Dân chủ kiểm soát về cơ bản ủng hộ những người nhập cư bất hợp pháp có thể bỏ phiếu.

Ngày 10/7, Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật về quyền bỏ phiếu, trong đó yêu cầu các cá nhân ở các bang tham gia bầu cử liên bang phải chứng minh được tư cách công dân và yêu cầu các bang đảm bảo rằng những người không phải là công dân sẽ không có tên trong danh sách cử tri. Đồng thời, áp dụng hình phạt lên tới 5 năm tù đối với những quan chức bầu cử đưa những người không phải là công dân vào danh sách cử tri.

Tổng thống Biden đã phủ quyết dự luật không chút do dự. Bất kỳ ai cũng có thể đặt ra câu hỏi: Nếu người dân ủng hộ đảng Dân chủ nhiều như vậy thì tại sao đảng này lại cần gấp một lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp đi bỏ phiếu như vậy?

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bầu cử Tổng thống Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu mất Pokrovsk; AFU đổ quân vào Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu mất Pokrovsk; AFU đổ quân vào Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu mất Pokrovsk; AFU tiếp tục đổ quân vào Kursk khi Nga phản công ác liệt.
Quốc gia châu Âu chỉ trích sai lầm của NATO dẫn đến xung đột ở Ukraine

Quốc gia châu Âu chỉ trích sai lầm của NATO dẫn đến xung đột ở Ukraine

Ngoại trưởng Hungary cho biết, tình hình hiện tại có thể đã không xảy ra nếu NATO thảo luận với Nga về dự thảo hiệp ước về đảm bảo an ninh vào năm 2021.
Robot cũng có thể ‘mất việc’: Bí mật đằng sau là gì?

Robot cũng có thể ‘mất việc’: Bí mật đằng sau là gì?

Robot trong các nhà máy tại Mỹ đang được sử dụng ít hơn, đồng thời các nhà sản xuất đang cắt giảm mua thiết bị tự động hóa, khi hoạt động sản xuất chậm lại.
Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột; ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự

Đức nên gây áp lực với Ukraine để giải quyết xung đột; ông Zelensky nêu thời điểm chấm dứt chiến sự

Đức nên gây áp lực lên Tổng thống Zelensky để giải quyết xung đột một cách hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/10/2024: Mỹ không muốn viện trợ cho Ukraine; Nga tái triển khai thêm quân tới Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/10/2024: Mỹ không muốn viện trợ cho Ukraine; Nga tái triển khai thêm quân tới Kursk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/10/2024: Mỹ không muốn viện trợ cho Ukraine; Nga tái triển khai thêm quân tới Kursk.

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Obama ‘trở lại’ đường đua bầu cử?

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Obama ‘trở lại’ đường đua bầu cử?

Cựu Tổng thống Obama đã bước lên sân khấu và nỗ lực thay bà Harris làm điều mà chính bà vẫn đang gặp khó khăn, đó là vận động để vượt qua cuộc bầu cử.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/10: Nhiều lính Ukraine rút lui ở Kursk; Kiev tấn công kho vũ khí Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/10: Nhiều lính Ukraine rút lui ở Kursk; Kiev tấn công kho vũ khí Nga

Nhiều lính Ukraine rút lui ở Kursk; Kiev tấn công kho vũ khí Nga... là những thông tin chú ý về tình hình chiến sự sáng ngày 12/10/2024.
Ukraine chỉ có thể gia nhập EU với tư cách là một phần của các quốc gia khác

Ukraine chỉ có thể gia nhập EU với tư cách là một phần của các quốc gia khác

Đại diện Chính quyền Crimea, ông Zaur Smirnov cho rằng, Ukraine chỉ có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) với tư cách là một phần của các quốc gia khác.
Mỹ nâng tầm vị thế đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN

Mỹ nâng tầm vị thế đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN

Ngày 10/10, Nhà Trắng đã chính thức phát hành thông cáo về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần thứ 12 tại Viêng Chăn, Lào.
Châu Âu không giúp Ukraine nếu không có Mỹ; Nga đạt tiến bộ trong cuộc chiến thông tin

Châu Âu không giúp Ukraine nếu không có Mỹ; Nga đạt tiến bộ trong cuộc chiến thông tin

Theo quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nga, châu Âu nếu không có Mỹ sẽ không giúp được Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/10/2024: Nga đột phá ở Kursk; Ukraine thiếu vũ khí

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/10/2024: Nga đột phá ở Kursk; Ukraine thiếu vũ khí

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/10/2024: Nga đột phá ở Kursk; Ukraine đang bị sốc sau Ugledar với việc tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống thấp.
Chiến sự Nga-Ukraine 11/10/2024: Tướng Mỹ khuyên nên rút ra lợi ích; Ukraine tiếp tục bị đồng minh từ chối yêu cầu

Chiến sự Nga-Ukraine 11/10/2024: Tướng Mỹ khuyên nên rút ra lợi ích; Ukraine tiếp tục bị đồng minh từ chối yêu cầu

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 11/10/2024: Tướng Mỹ khuyên nên rút ra lợi ích; Ukraine tiếp tục bị đồng minh từ chối yêu cầu.
Bầu cử Mỹ 2024: Thử thách mới cho bà Harris; ông Trump nhận ‘cơ hội’ vàng

Bầu cử Mỹ 2024: Thử thách mới cho bà Harris; ông Trump nhận ‘cơ hội’ vàng

Trong những tuần cuối của mùa bầu cử Tổng thống, sự xuất hiện của một ứng cử viên đầy quyết tâm như ông Donald Trump đã tạo ra nhiều diễn biến gây chú ý.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 11/10: Kế hoạch chiến thắng bị

Chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 11/10: Kế hoạch chiến thắng bị 'phớt lờ', Ukraine muốn hoà bình với Nga

‘Kế hoạch chiến thắng’ của Tổng thống Zelensky bị ‘phớt lờ’; Ukraine lại muốn hoà bình với Nga… là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/10.
Ukraine gia nhập NATO là sự khởi đầu của Thế chiến thứ 3

Ukraine gia nhập NATO là sự khởi đầu của Thế chiến thứ 3

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng, nếu Ukraine được chấp nhận vào NATO, điều này có thể đồng nghĩa với việc bắt đầu Thế chiến thứ 3.
Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Những tuần qua, Israel phải đối mặt với cuộc ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có cùng nguy cơ bùng nổ căng thẳng chính trị - an ninh trên toàn khu vực Trung Đông.
Giá gạo tăng 10 - 15% tại Ấn Độ do nhu cầu toàn cầu tăng

Giá gạo tăng 10 - 15% tại Ấn Độ do nhu cầu toàn cầu tăng

Giá gạo đã tăng 10-15% sau quyết định gần đây của Chính phủ Ấn Độ về việc dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu đối với gạo non- basmati.
Liên Hợp Quốc cảnh báo: Gần 1 triệu người dân Lebanon đã phải rời bỏ nhà cửa

Liên Hợp Quốc cảnh báo: Gần 1 triệu người dân Lebanon đã phải rời bỏ nhà cửa

Cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah đã khiến gần một triệu người Lebanon phải rời bỏ nhà cửa chỉ sau một tuần, đẩy các nơi trú ẩn tại Lebanon lên mức quá tải.
Xuất khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) lập kỷ lục nhờ AI và smartphone

Xuất khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) lập kỷ lục nhờ AI và smartphone

Xuất khẩu Đài Loan của tháng 9 tăng 4,5% lên 40,57 tỷ USD, nhờ nhu cầu mạnh từ AI và điện thoại thông minh, dù ngành phi công nghệ gặp khó khăn.
Cảng biển Hoa Kỳ đón lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh dù có đình công

Cảng biển Hoa Kỳ đón lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh dù có đình công

Khối lượng hàng nhập khẩu tại các cảng biển của Mỹ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt 2,12 triệu TEU trong tháng 10, bất chấp cuộc đình công ngắn hạn
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk; mùa đông đang đến với Kiev khi nguồn cung khí đốt cho nước này giảm mạnh thời gian qua
Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga

Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga... là những thông tin toàn cảnh chiến sự mới nhất trưa ngày 10/10/2024.
Siêu bão Milton ‘càn quét’ Florida: Nước lũ cuồn cuộn, máy biến áp nổ rực trời đêm

Siêu bão Milton ‘càn quét’ Florida: Nước lũ cuồn cuộn, máy biến áp nổ rực trời đêm

Theo CNN, tối 9/10, siêu bão ‘quái vật’ Milton đã chính thức đổ bộ vào Florida với sức gió 193 km/h, gây nên cảnh tượng kinh hoàng chưa từng thấy.
Chiến sự Nga-Ukraine 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh

Chiến sự Nga-Ukraine 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định

Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang dồn toàn lực vào chiến dịch tranh cử tại tiểu bang Pensylvania, nơi được coi là 'mảnh đất vàng' cho cuộc bầu cử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động