Bất cập trong kiểm soát IUU và cấp giấy S/C: VASEP tiếp tục kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp

VASEP vừa có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị tháo giỡ bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU và cấp giấy S/C.
Xuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong Quy định đánh bắt cá ngừ vằn từ 5 kg và cá trích dài 110mm, đâu là lý do? Đề xuất lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá từ 12 mét đến dưới 15 mét

5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), có 5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C.

5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C
5 bất cập trong công tác quản lý tàu khai thác và thủ tục xin cấp giấy S/C

Thứ nhất, sự phối hợp của các bên liên quan trong quản lý tàu khai thác, xử phạt vi phạm còn chưa đồng bộ, thống nhất – khiến không ít tàu cá vi phạm ngoài “vùng khơi” chưa cải thiện tích cực. Thực tế, tàu vi phạm (nếu có) thường đa phần là từ vùng khơi, trong đó vùng khơi hiện nay là do các lực lượng chấp pháp (Kiểm Ngư, Hải quân hoặc Cảnh sát biển) quản lý.

Thứ hai, một số tàu khai thác khi vào cảng thì chỉ vào cảng chỉ định để trình diện hồ sơ, sau đó đi về cảng khác để bốc dỡ nguyên liệu. Do đó, doanh nghiệp không xin được giấy S/C tại cảng chỉ định. Hơn nữa, hiện nay nhiều tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không cập cảng chỉ định.

Thứ ba, theo quy định, giấy phép khai thác chỉ được ghi nghề chính (ví dụ nghề lưới kéo), không được ghi nghề phụ (nghề tải) như trước đây. Cho nên nhiều tàu khai thác đi nghề tải nhưng trên giấy phép khai thác ghi nghề lưới kéo (do không được ghi thêm nghề phụ). Vì vậy, doanh nghiệp khi mua các lô hàng có hàng từ nguồn gốc do tàu này khai thác thì khi làm giấy S/C cũng không được cấp giấy S/C cho lô nguyên liệu của các tàu này.

Thứ tư, nhiều tàu khai thác không làm giấy cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT) nên cuối cùng các doanh nghiệp cũng đã không thể được cấp giấy S/C để làm điều kiện xuất khẩu được. Vấn đề này VASEP cũng đã có báo cáo-kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồi tháng 4/2024, và Bộ đã có văn bản gửi tới các tỉnh có quản lý tàu thuyền, nhưng tình trạng này cải thiện cũng chưa nhiều.

Thứ năm, hiện nay, tình hình tàu khai thác mất kết nối dữ liệu hành trình vẫn còn nhiều. Có một thực trạng là doanh nghiệp trong nhiều trường hợp dù đã nỗ lực tối đa, nhưng vẫn không thể nắm chắc hay kiểm tra được nguyên liệu thu mua là hợp pháp hay không hợp pháp. Quy định hiện hành không cho doanh nghiệp được kiểm tra giám sát hành trình của tàu cá hoặc dữ liệu giám sát hành chính mà Ban quản lý Cảng cá và Chi cục được cấp sử dụng.

Vì vậy, doanh nghiệp là chủ thể luôn ở thế bị động trong việc kiểm soát nguồn gốc và tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu khai thác. Chủ tàu cá và đại lý thu mua luôn có các đầu mối tiêu thụ khác không cần đến giấy S/C, nên các chủ thể này ở một số nơi đã không hợp tác, hỗ trợ để doanh nghiệp có được đủ thông tin, chứng từ phục vụ việc làm giấy S/C khi mua nguyên liệu để chế biến xuất khẩu EU. Rất nhiều trường hợp “dở khóc, dở cười” ảnh hưởng đến thủ tục xin S/C của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã thu mua nguyên liệu.

Để tháo gỡ các bất cập, vướng mắc theo điều kiện thực tế tại các địa phương trong quản lý khai thác hải sản, thủ tục cấp S/C và khơi thông cho sản xuất, xuất khẩu hải sản, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh ven biển xem xét có chương trình (đầu tư, cải tạo) để gia tăng số lượng cảng cá đủ “chuẩn” được chỉ định, công bố - góp phần cơ bản giải toả nút thắt hiện nay khâu quản lý tàu cá cập bến và xác nhận nguyên liệu. Có sự đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối cảng và thiết bị cho các cảng cá đã được chỉ định/công bố tương xứng với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, website của Cục Thủy sản cập nhật danh sách tàu vi phạm IUU, nhưng sau đó khi đưa một tàu ra khỏi danh sách thì đề xuất cũng cần có thông báo chi tiết (thời gian rút, lý do) để giúp DN thực hiện và cập nhật cho việc mua hàng và cả xác lập các căn cứ khác liên quan đến các lô hàng liên quan; xem xét bổ sung, sửa đổi phù hợp nội dung ghi tại giấy phép khai thác – để có thể đủ cả nghề chính và nghề phụ.

Xem xét hỗ trợ có các quy định hoặc biện pháp, hướng dẫn cho các tỉnh (Chi cục, Cảng cá…) để các doanh nghiệp khi đi mua nguyên liệu khai thác của ngư dân thì có thể biết được trước nguyên liệu đó là hợp pháp hay không hợp pháp làm cơ sở cho việc “làm được giấy S/C, C/C và có thể xuất khẩu sang EU được” – vì ngoài thông tin tàu “IUU” trên website của Cục Thủy sản, thì doanh nghiệp không có quyền kiểm tra dữ liệu giám sát hành trình - dữ liệu này chỉ có Ban quản lý Cảng cá và Chi cục Thủy sản được truy cập.

Tiếp tục có các chỉ đạo, hướng dẫn, thúc đẩy để các Tỉnh thực hiện tốt các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 2 Thông tư 17/2028, 38/2018 về “Chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm” và “Cam kết đủ điều kiện an toàn thực phẩm” cho các tàu cá.

Xem xét bổ sung tàu thu mua và nậu vựa vào phần mềm eCDT

Từ ngày 1/7/2024, hệ thống truy xuất nguồn gốc khai thác điện tử được triển khai cho 100% tàu cá ra vào cảng, bao gồm việc thu nộp nhật ký khai thác thủy sản và giám sát sản lượng bốc dỡ qua hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT). Hiện nay, các cảng cá đang yêu cầu ngư dân khi vào cảng sẽ phải khai báo thông tin sản lượng trên app điện thoại, cảng cá không chấp nhận khai báo trên giấy.

Tuy nhiên, hiện nhiều tàu khai thác khi vào cảng bán nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng ngư dân không chịu vào app điện thoại để khai báo thông tin sản lượng cho Ban quản lý cảng cá duyệt để bấm bán nguyên liệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp không thể làm thủ tục xin giấy S/C được. Trong tháng 7/2024, nhiều Cảng cá không cấp giấy biên nhận bốc dỡ thủy sản và giấy S/C cho nguyên liệu thủy sản khai thác.

Để hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc (eCDT) thực hiện hiệu quả và giúp ích cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp, VASEP đề nghị xem xét bổ sung 2 chủ thể là tàu thu mua và nậu vựa vào phần mềm eCDT này.

Bên cạnh đó, đề nghị Cục Thủy sản tập huấn, hướng dẫn cho ngư dân việc nạp dữ liệu nguồn đầu vào chính xác để các khâu sau không bị vướng mắc. Cần thiết lập đường dây hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Trong giai đoạn đầu khi eCDT mới áp dụng, nên thành lập đội ngũ hỗ trợ tại các cảng cá để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ chủ tàu khai thác trong quá trình sử dụng hệ thống và cập nhật thông tin.

Cục Thủy sản có hướng dẫn về việc nhập dữ liệu lên eCDT đối với tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không lắp đặt VMS. Yêu cầu tất cả các khâu thẩm tra tàu IUU phải hoàn thành trước khi tàu vào cảng. Khi doanh nghiệp xác nhận mua nguyên liệu từ tàu A trên phần mềm và chuyển sang xin cấp S/C thì được Ban quản lý Cảng cá xác nhận luôn S/C.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin mới nhất

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động